Contents
Cắt amidan khi nào hết đau và khi nào nói được? Đây là câu hỏi mà hầu hết bệnh nhân viêm amidan đều thắc mắc. Để biết tường tận câu trả lời những thông tin đề cập trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ ràng hơn.
Có thể thấy, viêm amidan là một trong những nỗi lo của đa số bệnh nhân mắc phải. Các triệu chứng do bệnh gây ra mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng có thể tác động xấu đến sức khỏe và đời sống bệnh nhân. Dùng kháng sinh là một trong những cách lâu dài giúp người bệnh điều trị và giúp xử lý toàn bộ các vấn đề viêm nhiễm. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể nhanh chóng quay trở lại và diễn ra ở mức độ nghiêm trọng hơn. Do đó, cắt amidan là một trong những thủ thuật cơ bản, được các bác sĩ phê duyệt để xử lý tình trạng viêm nhiễm tồn tại trên amidan.
Cắt amidan khi nào hết đau?
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An (Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương) cho hay, cắt amidan là lựa chọn lý tưởng và sáng suốt nhất khi các biện pháp nội khoa không giúp ích trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân do chưa có nhiều kiến thức tìm hiểu về vấn đề này nên rất hoang mang không biết cắt amidan có đau không và cắt amidan khi nào hết đau.
Bác sĩ PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An tiếp tục chia sẻ, nhìn chung mà nói, cắt amidan khi nào hết đau còn phụ thuộc vào phương pháp cắt mà bệnh nhân lựa chọn. Nếu người bệnh lựa chọn phương pháp phù hợp với thể trạng tình trạng đau nhức có thể chấm dứt sau đó vài ngày. Tuy nhiên, nếu phương pháp cắt amidan không an toàn và hiệu quả có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Khi đó, cơn đau sẽ tiếp tục kéo dài và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, thể trạng cũng chính là yếu tố quyết định cơn đau sau khi cắt amidan có thể rút ngắn hoặc kéo dài. Bởi người có thể trạng tốt, cơn đau sẽ nhanh chóng tan biến và ngược lại, thể trạng yếu, đau nhức có thể kéo dài.
Một số phương pháp cắt amidan truyền thống có thể sẽ gây ra những tác động đau cụ thể như
- Cắt amidan bằng phương pháp áp lạnh: Phương pháp cổ điển này đã được sử dụng từ rất lâu. Tuy nhiên, hiện nay nó gần như không được nhiều bệnh nhân lựa chọn, bởi nó có rất nhiều tác động tiêu cực lên sức khỏe người bệnh. Với phương pháp này, người bệnh thường xuyên cảm giác đau nhức và đau buốt gây khó chịu. Bên cạnh đó, nếu không cẩn thận chăm sóc vết cắt, tỷ lệ sẹo để lại rất cao.
- Cắt amidan bằng phương pháp bóc tách: Đây có thể là phương pháp cắt amidan có nhiều tiến bộ hơn so với phương pháp áp lạnh cổ điển. Cách làm này không gây ra những tổn thương xung quanh, vết mổ không chỉ đẹp hơn mà lành lặn hơn. Tuy nhiên, một trong những nhược điểm mà phương pháp này khiến người bệnh ít lựa chọn đó là gây chảy máu nhiều ở bệnh nhân. Và đã có nhiều trường hợp bệnh nhân mất mạng vì phương pháp bóc tách này.
- Cắt amidan bằng dùng dao điện: Cách thực hiện nhanh và không gây chảy máu nhiều. Nhưng nó dễ gây ảnh hưởng đến các mô xung quanh và vùng họng.
Cắt amidan khi nào nói được?
Hiện nay có rất nhiều bệnh nhân sợ những biến chứng có thể xảy ra với giọng nói nên rất lo lắng không biết cắt amidan khi nào nói được và có cần kiêng nói hay không? Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An cho biết, sau khi cắt amidan xong, bệnh nhân không cần phải kiêng nói nhưng chỉ nên nói ở mức độ vừa phải, không được la lớn.
Người bệnh có thể nói sau khi mổ xong khoảng 4 tiếng nhưng để tiện cho việc theo dõi vết mổ, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân không nên nói trong ngày đầu tiên sau phẫu thuật. Thông thường, để đảm bảo cho vết thương được bình phục và không có bất kỳ biến chứng nào có thể xảy ra sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ nghỉ ngơi và nói lại sau khi phẫu thuật 10 – 12 ngày.
Biến chứng có thể gặp sau khi cắt amidan
Một trong những biến chứng rất hay gặp sau khi cắt amindan đó là xuất huyết. Theo thống kê, có khoảng 2 – 3 % bệnh nhân sau khi cắt amindan đều gặp phải triệu chứng chảy máu. Và cũng theo ước tính có đến 1/40.000 người bệnh có tỷ lệ tử vong đều là do biến chứng xuất huyết gây ra. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do kỹ thuật cắt amidan không đúng hoặc cách chăm sóc sau phẫu thuật không được đảm bảo.
Ngoài ra, xuất huyết cũng có thể gặp ở những người bệnh có hiện tượng máu không đông. Xuất huyết có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi phẫu thuật 24 giờ. Do đó, nếu thấy người bệnh có dấu hiệu xuất huyết, người nhà nên đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám. Ngoài xuất huyết ra, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như đau họng, sụt cân, bỏ ăn, phù nề lưỡi già hoặc cũng có thể gây tụ máu dẫn đến đường thở bị ảnh hưởng
⇒ Lời khuyên của các chuyên viên phẫu thuật
Sau khi cắt amidan khoảng 4 giờ, bệnh nhân không nên vận động mạnh. Bên cạnh đó, người bệnh nên nằm nghiêng sang một bên và không nên gối đầu để tránh làm ảnh hưởng đến vết cắt và gây chảy máu sau khi cắt. Người nhà nên làm những món ăn mềm cho bệnh nhân để giúp việc nuốt diễn ra thuận lợi hơn và không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Điều đặc biệt, bệnh nhân không nên ho hoặc khạc nhổ sau khi cắt amidan. Bởi việc làm này có thể gây tổn thương đến vết cắt và gây chảy máu. Hơn nữa, có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng gây nghiêm trọng đến vết mổ. Thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ và giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt cổ họng để giúp rút ngắn thời gian hồi phục bệnh.
Với câu trả lời về vấn đề cắt amidan khi nào hết đau, khi nào nói được nêu trên, hy vọng đã giúp bệnh nhân giải đáp được phần nào thắc mắc. Sau khi cắt amidan để giảm đau nhanh chóng và giúp bệnh nhanh chóng khỏi, ngoài dùng thuốc, người bệnh nên có chế độ chăm sóc và luyện tập hợp lý theo sự hướng dẫn của các chuyên viên phẫu thuật và bác sĩ tư vấn dinh dưỡng.
BTV: Khả Ngân
→ Bạn nên xem thêm:
Bình luận (0)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!