Cách sơ cứu khi trẻ em bị chảy máu cam ra nhiều

Chảy máu cam ở trẻ bất ngờ sẽ khiến cho cha mẹ khá bối rối không biết cách sơ cứu như thế nào đúng, hãy ghi nhớ những bước sau đây để cầm máu cho trẻ nhanh nhất có thể.

Cách sơ cứu khi trẻ em bị chảy máu cam ra nhiều

Giống như ở người lớn, hiện tượng chảy máu cam ở trẻ bắt nguồn từ phần trước của mũi. Bệnh thường hay xuất hiện ở lứa tuổi từ 2 đến 10. Mặc dù chảy máu cam ở trẻ là căn bệnh tự phát và thỉnh thoảng mới xảy ra nhưng cũng có một số trẻ tình trạng chảy máu cam diễn ra hoặc tái phát thường xuyên.

Nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ em nhưng theo bác sĩ khoa nhi Nguyễn Đình Toàn (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay, chấn thương và nghẹt mũi là hai nguyên nhân chính gây chảy máu cam ở trẻ. Ngoài ra, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm mũi dị ứng, tiếp xúc với không khí khô và ấm cũng là tác nhân gây chảy máu mũi. Hơn thế nữa, việc sử dụng thuốc mũi có chứa thành phần corticosteroid lâu dài cũng gây chảy máu cam.

Bác sĩ Nguyễn Đình Toàn cũng cho biết thêm, hiện tượng chảy máu cam ở trẻ cũng có thể là do dị dạng mạch máu, khối u ở mũi, bệnh bạch cầu hoặc những vấn đề bất thường khác liên quan đến máu như sử dụng thuốc làm loãng máu. Tuy nhiên, những nguyên nhân gây chảy máu cam này rất hiếm khi xảy ra ở trẻ.

Cách sơ cứu khi trẻ em bị chảy máu cam

Chảy máu cam ở trẻ em là căn bệnh tai mũi họng khá phổ biến, không nghiêm trọng và lành tính nên có thể tự xử lý tại nhà. Do đó, các bậc cha mẹ không cần phải lo lắng mà hãy bình tĩnh tìm hiểu cách sơ cứu cầm máu để giúp con khắc phục tình trạng này. Sau đây là các bước sơ cứu khi bị chảy máu cam đúng cách, cha mẹ có thể tham khảo.

Bước 1: Giữ bình tình

Trước tiên, cha mẹ nên giữ bình tĩnh cho con cũng như cho chính bản thân. Nếu mũi con trẻ bị chảy máu cam lần đầu tiên, đây có thể là do chấn thương gây ra. Nếu con trẻ hoảng sợ, khóc và la hét nhiều chỉ làm cho máu chảy ra tệ hơn. Do đó, cha mẹ cần trấn an cho con.

Bước 2: Ngồi thẳng và nghiêng người về phía trước

Cách sơ cứu khi trẻ em bị chảy máu cam - sơ cứu trẻ bị chảy máu cam

Giữ cho con ngồi thẳng lưng và nghiêng người về phía trước. Cách làm này sẽ giúp làm giảm huyết áp ở tĩnh mạch mũi và ngăn cản máu điều tiết ra nhiều hơn. Ngoài ra hành động nghiêng người về phía trước sẽ hạn chế máu chảy nước xuống vòm họng gây viêm nhiễm và kích thích dạ dày gây nôn trớ hoặc đau bụng.

Bước 3: Chụm mũi

Phụ huynh sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ đè cánh mũi vào vách ngăn từ 5 – 10 phút. Khi đó, sẽ tạo một áp lực lên điểm chảy máu trên vách ngăn và giúp ngừng chảy máu. Trong quá trình thực hiện thao tác này, cha mẹ nên cho con thở bằng miệng. Nếu sau khi thực hiện thao tác này khoảng 10 – 15 phút máu vẫn tiếp tục chảy, cha mẹ nên lặp lại thao tác trên. 

Cha mẹ nên làm gì khi máu ngừng chảy?

  • Khi máu đã ngừng chảy, cha mẹ nên cho con nằm nghỉ. Tuy nhiên, nếu máu vẫn còn rỉ sau đó, nên cho con nằm nghiêng qua một bên để máu không chảy xuống vòm họng. Tuyệt đối không cho con trẻ nuốt máu vào bụng.
  • Căn dặn con trẻ kiềm chế các cơn ho hoặc hắt hơi, xì nước mũi, bởi hành động này có thể kích thích niêm mạc mũi gây chảy máu cam.
  • Tránh không cho trẻ tiếp xúc với không khí khô. Bởi chúng có thể khiến niêm mạc bị khô và gây kích ứng. Tốt nhất, cha mẹ nên mua máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí trong nhà, giúp cải thiện bệnh cho con.
  • Sử dụng các loại thuốc xịt mũi hoặc các loại gel, mỡ bôi trơn cũng có thể hữu ích trong việc thúc đẩy quá trình làm lành mô và giữ cho niêm mạc mũi luôn ẩm và ấm.

Nên làm gì nếu đã sơ cứu tại nhà nhưng máu vẫn không ngừng chảy?

Sau khi áp dụng cách sơ cứu cầm máu nhưng máu vẫn không ngừng chảy và kèm theo các biểu hiện sau đây, cha mẹ nên đưa con trẻ đến ngay cơ sở gần nhất để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

  • Máu vẫn chảy sau khi đã lặp lại thao tác chụm mũi trong 10 đến 20 phút.
  • Triệu chứng chảy máu cam bị tái phát trong thời gian ngắn và có số lượng máu điều tiết ra nhiều.
  • Con có biểu hiện bất thường như nôn mửa có lẫn máu, sốt cao có kèm phát ban hoặc chóng mặt, tim đập nhanh và thấy khó thở.

Cách sơ cứu khi trẻ em bị chảy máu cam không hề khó nhưng nếu cha mẹ không biết cách xử lý hoặc áp dụng sai có thể gây ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp của trẻ. Do đó, sau khi máu ngưng chảy cha mẹ nên đưa con đến ngay bệnh viện để kiểm tra. Tại đây, bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.

BTV: Nhật Hạ

→ Bạn nên tham khảo:

Đánh giá bài viết

Bình luận (0)

Cách sơ cứu khi trẻ em bị chảy máu cam ra nhiều

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *