Contents
Khi bị chảy máu cam nên ăn gì? Ngoài việc trang bị các kiến cơ bản về cách sơ cứu, cha mẹ cũng nên biết những loại thực phẩm nào nên bổ sung để giúp ngăn ngừa chảy máu và bảo vệ sức khỏe cho con.
Trẻ em hay bị chảy máu cam nên ăn gì?
Phần lớn trường hợp chảy máu cam ở trẻ thường không gây ra bất kỳ vấn đề nào nghiêm trọng đến tính mạng nhưng thường khiến trẻ nhỏ hoảng sợ. Cầm máu đúng cách cho trẻ là điều hết sức cần thiết nhưng bước chăm sóc, bổ sung dưỡng chất cho trẻ để ngăn ngừa chảy máu tái phát cũng không thiếu phần quan trọng. Cho nên cha mẹ nếu muốn khắc phục và kiểm soát tình trạng chảy máu cam ở trẻ, tuyệt đối không nên lơ là vấn đề dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung hàng ngày cho con. Sau đây là những loại thực phẩm, cha mẹ nên thêm vào khẩu phần ăn của con trẻ.
1/ Thực phẩm giàu vitamin K
Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho biết, những bé mắc các bệnh lý về gan mật, bệnh celiac,chứng ợ nóng hay chảy máu cam thường xuyên thường có nguy cơ thiếu hụt vitamin K rất cao. Vitamin này là yếu tố đồng hợp cho một loại enzyme xúc tác acid gamma-carboxyglutamic và acid glutamic, rất cần thiết cho quá trình đông máu. Do đó, nếu trẻ bị thiếu vitamin K sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu không ngừng nếu thành mạch máu bị phá vỡ.
Do đó, việc bổ sung đầy đủ vitamin K sẽ giúp phòng ngừa và điều trị bệnh chảy máu cam ở trẻ khá tốt. Vitamin K bổ sung cho trẻ có thể từ thuốc men nhưng các chuyên gia Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho hay, trẻ có thể gặp phải tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng liều lượng. Và cách tốt nhất đảm bảo sức khỏe cho trẻ đó là cung cấp vitamin K từ thực phẩm.
Cha mẹ có thể tìm thấy nguồn vitamin K dồi dào trong những loại thực phẩm sau đây:
- Lúa mì
- Ngũ cốc
- Phô mai sống, bơ sữa tươi
- Một số loại rau xanh như cải bó xôi, húng quế, măng tây, bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn,…
2/ Thực phẩm giàu Kali
Kali là một trong những chất khoáng vi lượng giúp điều chỉnh lượng khí huyết lưu thông trong cơ thể. Nếu trẻ bị thiếu hụt lượng Kali, cơ thể sẽ bị mất nước. Điều này dẫn đến hiện tượng các mô và mao mạch máu trong cơ thể, đặc biệt mao mạch máu dưới niêm mạc mũi có thể bị khô rát, dễ kích ứng và gây chảy máu. Do đó, để cải thiện chảy máu cam ở con, mẹ có thể cho trẻ ăn những loại trái cây có chứa nhiều Kali nhưng quả bơ, cà chua, cà rốt, chuối, cá, sò, nghêu,…
3/ Thực phẩm có chứa vitamin C
Vitamin C là hoạt chất giúp thúc đẩy quá trình hình thành collagen – một thành phần chính trong các mô liên kết ở da và mạch máu. Theo các bác sĩ dinh dưỡng, một trong những nguyên nhân gây chảy máu cam là do cơ thể trẻ bị thiếu hụt một lượng lớn vitamin C.
Một khi vitamin trong cơ thể bị thiếu, mạch máu sẽ bị suy yếu theo, thành mạch máu sẽ ngày càng mỏng dần và rất dễ bị vỡ nếu có tác động mạnh. Do đó, để tăng cường sức bền vững của mạch máu và ngăn ngừa chảy máu, cha mẹ nên bổ sung cho con khoảng 75 – 90mg vitamin C mỗi ngày.
Một số thực phẩm chứa lượng lớn vitamin C:
- Các loại trái cây thuộc họ cam, quýt, bưởi.
- Ớt chuông, dứa là những thực phẩm đứng đầu danh sách thực phẩm giàu hàm lượng vitamin C
- Một số loại trái cây mọng nước như việt quất, dâu tây, phúc bồn tử,…
4/ Thực phẩm giàu sắt
Thiếu sắt khiến cơ thể không tạo ra đủ lượng huyết sắc tố cần thiết dẫn đến tình trạng thiếu máu và nhiều rối loạn liên quan khác gây chảy máu cam. Do đó, mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa sắt cho con trẻ để giúp phòng tránh và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt nạc, thịt dê,… hay các loại hải sản như sò huyết, tôm,… sẽ giúp bổ sung sắt cho con bạn. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cung cấp sắt cho trẻ từ các loại ngũ cốc nguyên hạt, mật mía.
5/ Vitamin B12 và B9
Nồng độ homocysteine tăng cao trong máu và gây ra những tổn thương đến thành mạch máu là do sự thiếu hụt vitamin B12 và B9. Khi đó, thành mạch máu sẽ rất dễ bị trương phình và vỡ dẫn đến chảy máu.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 và B9:
- Bơ hạt điều, hạt điều
- Sữa hạnh nhân và hạnh nhân.
- Các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương,…
6/ Thực phẩm chứa vitamin A
Vitamin A là chất rất cần thiết cho việc giữ niêm mạc mũi, mắt và miệng luôn khỏe mạnh và ẩm ướt. Nếu thiếu hụt vitamin A sẽ dẫn đến niêm mạc mũi bị khô và dễ bị kích ứng gây tổn thương, trong đó có chảy máu cam.
Bổ sung vitamin A hàng ngày là điều cần thiết cho con trẻ. Một số loại thực phẩm chứa vitamin A như cà rốt, xà lách và rau diếp, khoai lang, bí đỏ, cà chua và quả đu đủ.
⇒ Một số món ăn, nước uống giúp ngăn ngừa chảy máu cam
Một số món ăn sau đây cha mẹ có thể nấu cho con trẻ ăn khi trẻ bị chảy máu cam giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.
1/ Nước rễ cỏ tranh
Cha mẹ chuẩn bị 20g đường phèn, 50g rễ cây cỏ tranh. Đem giã rửa sạch, giã nhỏ và cho vào nồi đun sôi. Tiếp đó, cha mẹ lọc lấy nước rễ tranh rồi cho thêm đường phèn và chia làm 2 uống trong ngày. Cho con uống 3 – 5 ngày, bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện.
2/ Nước của củ cải trắng
Cách thực hiện như sau:
- Dùng 50g củ cải trắng đem rửa sạch rồi xay nhuyễn.
- Sau đó, cho thêm 200ml nước đun sôi và lọc lấy nước.
- Chia đều nước ra làm 3 phần và uống trong ngày.
Lưu ý: Trước khi uống, cha mẹ nên dùng nước củ cải trắng nhỏ vào mũi bị chảy máu cam, giúp khắc phục bệnh tốt hơn.
3/ Canh mướp
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Mướp 200g
- Bạc hà tươi 4 – 5 lá
- Thịt lợn nạc
- 50g rau ngót
- Gia vị vừa đủ
Cách làm đơn giản như sau: Chỉ cần bỏ ra một chút thời gian với đôi bàn tay khéo léo, mẹ đã chế biến cho trẻ một món canh không những tốt cho sức khỏe mà còn giúp cải thiện bệnh hiệu quả.
- Đem mướp đi gọt vỏ, rửa sạch và thái mỏng. Các nguyên liệu còn lại cũng được làm sạch.
- Thịt lợn nạc đem băm nhỏ và xào chín rồi thêm nước vào nấu sôi.
- Khi nước sôi, cho tất cả các nguyên liệu vào và nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Cho con ăn trong 5 ngày liên tiếp, bệnh sẽ mau khỏi.
Trẻ bị chảy máu cam không nên ăn gì?
Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng tốt cho bé, cha mẹ cần tránh không cho trẻ dùng những loại thực phẩm có thể gây biến chứng xấu sau đây.
1/ Thức ăn có tính nóng và cay
Thực phẩm có tính nóng có thể gây nóng trong người và rất dễ phá hỏng cấu trúc niêm mạc mũi dẫn đến làm mỏng niêm mạc, mạch máu, khiến tình trạng chảy máu mũi ngày càng tồi tệ hơn. Do đó, cha mẹ không nên cho con sử dụng những loại thực phẩm nóng, đặc biệt là gia vị cay như mù tạt, ớt, hành, tiêu,… Một số loại trái cây có tính nóng như mãng cầu, vải, nhãn,… cũng nên hạn chế không cho con sử dụng.
2/ Thức ăn chứa nhiều chất béo no
Thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ gây ra tình trạng khó tiêu hóa, đồng thời, làm hệ miễn dịch cơ thể bị suy yếu, vết thương rất khó lành lại. Do đó, để nhanh chóng chấm dứt tình trạng chảy máu cam ở con trẻ, cha mẹ không nên cho con ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn như khoa tây chiên, gà rán,…
3/ Chất kích thích
Cà phê, nước ngọt có ga,… đều là những loại đồ uống được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, ít ai ngờ, hàm lượng chất kích thích chứa trong những chất này khá cao. Cho nên, chúng không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tác động đến các bệnh lý như tim mạch, huyết áp, béo phì mà chúng còn làm kích thích gia tăng số lần bị chảy máu mũi. Nếu bạn không muốn con bạn lặp lại tình trạng chảy máu cam, tốt nhất bạn nên hạn chế hoặc tuyệt đối không cho bé sử dụng những chất kích thích này.
Hầu hết các trường hợp chảy máu cam đều là lành tính và không nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Do đó, cha mẹ không cần phải quá lo lắng khi thấy con bị chảy máu. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên biết trẻ em hay bị chảy máu cam nên ăn gì để giúp cầm và ngăn ngừa máu chảy nhiều và tái phát trở lại.
BTV: Hạ Thiên
→ Xem ngay:
Bình luận (0)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!