Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt nhiều có sao không, phải làm sao?

Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt nhiều có sao không và làm thế nào để khắc phục tình trạng hiện tại cho con là một trong những vấn đề luôn dành được nhiều sự quan tâm của các bà mẹ trẻ, đặc biệt là những chị em lần đầu làm mẹ. 

Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt nhiều có sao không?

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh lý sinh lý rất đỗi bình thường. Hiện tượng này xuất hiện là do sự ngắt quãng và cơ thắt không tự chủ của cơ hoành khiến cho lượng không khí đi vào đột ngột bị ngưng dẫn đến thanh môn đóng kín bất ngờ. Khi đó, cơ thể trẻ sẽ tự tạo ra một loại phản ứng gọi là nấc. Nấc có thể xảy ra sau đó vài phút hoặc vài lần rồi tự khỏi. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt nhiều, cha mẹ cần biết chính xác nguyên nhân gây nấc và từ đó có biện pháp phòng tránh. Sau đây là các nguyên nhân gây nấc ở trẻ.

1/ Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt nhiều - trẻ sơ sinh bị nấc nhiều lần trong ngày

Đây là một trong những vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa. Và trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn đến dạ dày nhưng không được chuyển hóa và chuyển tiếp đến cơ quan tiếp theo mà chúng tích tụ và được đẩy ngược lên thực quản ra miệng. Hiện tượng này xảy ra ở trẻ nhỏ có thể là do cơ vòng thực quản dưới chưa được hoàn thiện. Trào ngược acid trong dạ dày tác động lên các tế bào thần kinh và làm rung cơ hoành, từ đó gây ra nấc cụt.

2/ Con trẻ bú quá no

Thông thường, các bậc làm cha mẹ luôn muốn con khỏe mạnh, mau chóng lớn. Chính vì thế, trong vấn đề ăn uống hay cho trẻ bú, các mẹ thường cho con bú quá no. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt nhiều. Bởi việc bú quá no sẽ khiến dạ dày giãn rộng và to ra một cách đột ngột khiến khoang bụng bị kích thích tác động đến cơ hoành và gây nấc.

3/ Nuốt quá nhiều khí vào bụng

Trẻ nhỏ nuốt không khí vào bụng có thể gây chướng bụng và khiến dạ dày giãn nở. Từ đó, cơ hoành được kích thích mạnh dẫn đến nấc. Nguyên nhân của việc nuốt nhiều khí vào bụng có thể là do trẻ bú bình. Bởi lượng sữa trong bình thường chảy nhanh hơn so với bú mẹ. Do đó, sữa nuốt vào sẽ kèm theo một lượng lớn khí.

4/ Dị ứng

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt nhiều là do dị ứng. Trẻ có thể bị dị ứng với sữa ngoài, dị ứng thức ăn, thậm chí có trẻ dị ứng với sữa mẹ.

Ngoài các nguyên nhân này, trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt nhiều có thể là do tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, do tiền sử mắc bệnh hen suyễn,…

Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt nhiều thì phải làm sao?

Nếu con trẻ chẳng may bị nấc cụt cha mẹ nên thực hiện theo một số biện pháp xử lý sau đây để khắc phục bệnh cho con.

1/ Dùng tay massage lưng cho trẻ

Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt nhiều thì phải làm sao? - trẻ sơ sinh bị nấc cụt khi ngủ
Trẻ sơ sinh bị nấc thì làm thế nào?

Đây là cách khắc phục tình trạng nấc cụt ở con đơn giản và hiệu quả nhất. Cha mẹ giữ cho con nằm thẳng sau đó dùng tay nhẹ nhàng xoa lưng cho con theo hình vòng tròn. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể để cho con nằm trên bụng mình rồi tiến hành massage, thao tác massage tương tự như ngồi. Cách làm này sẽ giúp làm căng cơ hoành, cải thiện tình trạng nấc cụt. Tuy nhiên, trong quá trình massage cha mẹ nên thực hiện thao tác nhẹ nhàng, tránh mạnh tay khiến trẻ không thoải mái.

2/ Giữ tư thế ngồi thẳng sau khi trẻ bú xong

Sau khi con trẻ bú xong, cha mẹ nên giữ trẻ ngồi thẳng khoảng 15 phút. Tuyệt đối không cho trẻ nằm, bởi nếu trẻ bú quá no có thể gây trào ngược dạ dày dẫn đến nấc. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể vỗ nhè nhẹ vào lưng con, hành động này sẽ giúp trẻ ợ hơi, tránh đưa không khí vào dạ dày, giảm thiểu nấc cụt ở con.

3/ Làm con phân tâm

Khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều, cha mẹ nên chơi với con bằng các trò vận động. Mục đích của việc chơi đùa giúp trẻ phân tâm, khi đó xung thần kinh co giãn thoải mái, giúp làm giảm sự co thắt của cơ hoành, cải thiện bệnh.

4/ Cho trẻ ăn một ít đường hoặc ngậm siro

Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt nhiều thì phải làm sao? trẻ sơ sinh nấc nên làm gì
Trị nấc cụt trẻ sơ sinh

Đối với trường hợp, con bạn đang ở giai đoạn ăn dặm, bạn có thể cho một vài hạt đường vào lưỡi của bé hoặc bạn cũng có thể cho trẻ ngậm siro để giảm nấc cụt. Các bạn dùng đầu ngón tay hoặc núm vú giả chấm vào siro rồi cho trẻ ngậm. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên hết sức lưu ý, ngón tay và núm vú giá phải được vệ sinh sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp cho con.

⇒ Những điều không nên thử tránh gây hại cho trẻ

Ngoài những biện pháp nên làm, cha mẹ cũng nên tránh những hành động sau đây vì có thể khiến tình trạng nấc cụt ở trẻ ngày càng tồi tệ thêm.

1/ Không nên dọa hoặc làm con giật mình

Thông thường, khi người bệnh bị nấc cụt, một tiếng động lớn hay một hành động hù dọa có thể khiến bệnh nhân giật mình và khỏi hẳn nấc cụt. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh cách là làm này ngược lại không khỏi mà còn gây hại. Những hành động hù dọa có thể gây ảnh hưởng đến màng nhĩ chưa hoàn thiện của trẻ, đồng thời, có thể gây tổn thương đến cột sống trẻ.

2/ Cho con ăn kẹo hoặc bánh có vị chua

Hầu hết các loại bánh kẹo có vị chua đều mang lại tác dụng tốt trong việc làm giảm nấc cụt. Tuy nhiên, với con trẻ khi mà hệ tiêu hóa, sức khỏe con non yếu, những thực phẩm chua chứa acid này thường không tốt đối với sức khỏe của con. Do đó, cha mẹ không nên thử cách này để điều trị nấc cụt cho con.

3/ Vỗ mạnh vào lưng bé

Nếu không muốn xương cột sống của con trẻ bị ảnh hưởng, cha mẹ nên ngừng ngay cách làm này. Bởi hệ thống xương khớp, dây chằng của trẻ chưa được cấu tạo hoàn thiện. Do đó, bất kỳ tác động mạnh nào từ bên ngoài cũng gây tác động đến trẻ.

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng hiện tượng này khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Bên cạnh đó, nấc cụt xảy ra trong thời gian dài có thể là báo hiệu trẻ mắc phải căn bệnh nào đó liên quan đến chứng rối loạn tiêu hóa hay bệnh dạ dày. Do đó, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện thăm khám. Biết chính xác nguyên nhân gây nấc cụt sẽ giúp điều trị bệnh tốt hơn.

Đánh giá bài viết

Bình luận (0)

Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt nhiều có sao không, phải làm sao?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.