Trẻ em, trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ là bị gì, mẹ phải làm sao?

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh về đường hô hấp. Do đó, cha mẹ cần phải biết chính xác đó là triệu chứng của căn bệnh nào và đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả, giúp bé yêu sớm tạm quên cơn khò khè khi ngủ.

Đối với con trẻ, bệnh hô hấp được coi là căn bệnh rất đáng sợ, bởi sức đề kháng của trẻ quá yếu mà bệnh tiến triển quá nhanh, có thể gây tác động xấu đến con. Cho nên, khi thấy con trẻ thở khò khè khi ngủ cha mẹ thường rất lo lắng.

Biểu hiện của thở khò khè thường giống như tiếng ngáy ngủ, chỉ cần áp sát tai vào miệng trẻ bạn sẽ phát hiện ra được bất thường hoặc cũng có thể nghe được tiếng khò khè khi trẻ thở mạnh. Do đó, để khắc phục chứng thở khò khè ở trẻ em và trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh trước tiên cần xác định tiếng thở khò khè xuất hiện do nguyên nhân nào gây ra.

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ  - trẻ em ngủ thở khò khè

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ là do bệnh gì?

Trẻ em và trẻ sơ sinh thở khò khè khó ngủ có thể là do một số căn bệnh liên quan đến đường hô hấp sau đây.

1/ Các chất gây dị ứng

Các chất gây dị ứng có thể khiến niêm mạc mũi bị kích ứng dẫn đến chảy nước mũi. Khi đó, lượng dịch nhầy được điều tiết nhiều làm tắc nghẽn hốc mũi và vòm họng. Do trẻ còn nhỏ chưa có ý thức và khả năng làm sạch cổ họng và mũi nên dẫn đến vấn đề dịch nhầy tích tụ và gây ảnh hưởng đến khả năng thở của trẻ, khiến trẻ thở khò khè, nhất là khi ngủ. Tuy nhiên tình trạng trẻ em, bé sơ sinh thở khò khè khi ngủ do chất gây dị ứng gây ra thường không quá phổ biến ở những độ tuổi dưới 1.

2/ Cảm lạnh

Cảm lạnh là một trong những căn bệnh hô hấp khiến trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ. Cảm lạnh không chỉ xảy ra vào mùa đông mà còn xảy ra ở cả mùa hè, cho nên, các mẹ đừng nên chủ quan, lơ là mà không phòng tránh bệnh cho con. Một trong những triệu chứng điển hình của cảm lạnh là sổ mũi. Và đi kèm với triệu chứng này lượng dịch nhầy điều tiết ra nhiều gây tắc nghẽn hốc mũi dẫn đến tình trạng nghẹt mũi. Chính vì thế, trẻ sẽ cảm thấy khó thở hoặc thở khò khè khi ngủ.

3/ Viêm tiểu phế quản

Trẻ em, trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ một phần là do viêm tiểu phế quản. Đây là một trong những bệnh về đường hô hấp do nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Căn bệnh này chủ yếu là do vi rút gây ra và thường gặp vào mùa lạnh. Một khi trẻ em mắc phải bệnh viêm tiểu phế quản, đường hô hấp sẽ bị chặn, gây khó thở.

4/ Hen suyễn

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ

Hen suyễn là nguyên nhân hàng đầu khiến em bé thở khò khè khi ngủ. Đây là bệnh có tính di truyền bẩm sinh, nếu cha mẹ mắc bệnh hen suyễn, chắc chắn một điều con của người đó sẽ có tỷ lệ mắc phải căn bệnh này cao hơn những đưa trẻ có cha mẹ bình thường khác. Bên cạnh đó, hen suyễn cũng có thể hình thành trong quá trình mang thai nếu người mẹ hút thuốc lá.

Tuy nhiên, các chuyên gia khoa nhi cho biết, việc trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ cũng chưa có thể kết luận là do con trẻ mắc bệnh hen suyễn. Do đó, khi thấy con có biểu hiện bất thường này, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ.

Ngoài những bệnh nêu trên, trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ cũng có thể do những nguyên nhân sau đây:

  • Trẻ có thể mắc phải dị vật đường thở gây khó thở.
  • Thở khò khè có thể là do vùng thanh quản của trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi có thể bị chèn ép bởi mạch máu hoặc cũng có thể do mềm sụn thanh quản gây ra.
  • Do có khối u phổi bẩm sinh.
  • Do trẻ bị viêm amidan cấp tính có kèm theo triệu chứng ho, sốt, sưng họng,…
  • Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ cũng có thể là do bệnh trào ngược acid dạ dày, viêm phế quản hoặc do dị ứng gây ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp.
  • Ngoài ra, trẻ sơ sinh khò khè thường do một số nguyên nhân như:

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ chữa trị như thế nào?

Dựa vào tình trạng thở của bé mà cha mẹ có thể phán đoán được phần nào triệu chứng khó thở của bé có đang rơi vào tình trạng nghiêm trọng hay không. Nếu trẻ em nhỏ thở khò khè khi ngủ không phải do bệnh lý gây ra, phụ huynh có thể áp dụng những biện pháp sau đây để giúp con kiểm soát và khắc phục bệnh hiệu quả.

1/ Chăm sóc trẻ đúng cách

Để cải thiện chứng thở khò khè của con khi ngủ, cha mẹ nên áp dụng những biện pháp chăm sóc sau.

  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vào ban đêm. Mỗi khi trẻ tắm xong hoặc trước khi đi ngủ, cha mẹ nên dùng một ít tinh dầu tràm thoa đều lên gan bàn chân của trẻ. Tinh dầu tràm sẽ giúp giữ ấm cơ thể và làm thông mũi hiệu quả.
  • Dọn dẹp nhà cửa, đồ chơi hay vật dụng trẻ tiếp xúc sạch sẽ. Thường xuyên thay ga trải giường, mềm, gối.
  • Không cho con trẻ tiếp xúc với lông động vật và khói thuốc lá.

2/ Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi và miệng cho con

Đối với trẻ sơ sinh đêm ngủ thở khò khè kèm theo triệu chứng sổ mũi do bệnh cảm lạnh gây ra cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý có nồng độ Natri Clorid thấp khoảng 0,9% để vệ sinh mũi cho con. Nước muối sinh lý sẽ giúp đẩy trôi chất nhầy còn dư và bám dính trong hốc mũi ra ngoài giúp không khí dẫn lưu ra ngoài dễ dàng hơn, cải thiện tình trạng khó thở cho bé. Bên cạnh đó nước muối còn giúp giải phóng vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa viêm nhiễm nặng.

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ

Mỗi ngày cha mẹ dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho con từ 4 – 5 lần trước khi cho con ăn hoặc bú. Sau khi nhỏ nước muối vào mũi, chị em nên massage bên ngoài mũi của bé một cách nhẹ nhàng nhằm giúp làm mềm dịch nhầy bám dính trên niêm mạc mũi tạo điều kiện cho quá trình đẩy chất nhầy ra ngoài dễ dàng hơn. Tiếp theo công đoạn này, dùng một tăm bông có đầu nhỏ và mềm, ngoáy nhẹ vào mũi trẻ và lấy dịch nhầy ra.

Lưu ý: Nước muối sinh lý đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng nghẹt mũi, giúp bé thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc lạm dụng nước muối quá nhiều trong ngày có thể khiến niêm mạc mũi trẻ bị tổn thương khiến bệnh thêm nặng.

Tìm hiểu thêm: Những sai lầm nghiêm trọng của cha mẹ khi chữa sổ mũi cho con

3/ Chữa thở khò khè khi ngủ do sai tư thế

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ cũng có thể là do sai tư thế ngủ. Do đó, cha mẹ nên điều chỉnh tư thế lại cho con khi bé nằm không đúng tư thế. Không nên dùng gối quá cao hay quá cứng để kê đầu cho bé. Cha mẹ có thể dùng một chiếc khăn bông mềm quấn lại và làm gối cho con.

4/ Chữa chứng thở khò khi cho trẻ do ngạt sữa

Thỉnh thoảng có một số trường hợp trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ là do ngạt sữa. Khi đó, cha mẹ không nên lo lắng mà hãy lưu ý những điểm sau đây để giúp khắc phục chứng khó thở cho con. 

Trong quá trình cho bú, tránh trường hợp con bị sặc sữa dẫn đến ngạt, cha mẹ nên nâng đầu con cao hơn một chút và bế con trẻ theo hướng áp bụng lên bụng của mẹ rồi cho bé ngậm sâu vào quầng vú của mẹ. Tiếp đó mẹ cần đỡ lấy bầu ti và kẹp hai ngón tay vào bầu ti để giữ không cho sữa bắn quá nhanh vào miệng bé làm bé bị sặc. Đối với tay còn lại, mẹ nên đặt lên phía sau hông trẻ và giữ cho lưng bé được cố định.

Khi nào nên đưa con trẻ đi thăm khám?

Trong quá trình chăm sóc cho con, nếu tình trạng thở khò khè của con không thuyên giảm mà ngày càng nặng thêm, cha mẹ nên đưa con đến ngay bệnh viện gần nhất để thăm khám, đặc biệt là một số trường hợp bệnh sau đây.

  • Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ xuất hiện lần đầu tiên kèm theo triệu chứng khó thở, da tím tái.
  • Bé dưới 3 tháng tuổi có dấu hiệu khó thở hoặc thở dốc.
  • Đối với tình trạng thở khò khè kéo dài hơn 3 tuần nên đưa bé đến ngay bệnh viện để các bác sĩ tiến hành làm các xét nghiệm chuyên sâu, giúp chẩn đoán và điều trị bệnh.
  • Trẻ em có tiền sử mắc bệnh hen suyễn và cơn thở khò khè đột ngột xuất hiện.
  • Cần thăm khám ngay với trường hợp trẻ thở cảm thấy khó thở, thở không đều hoặc cảm thấy lòng ngực bị co rút mỗi khi thở.

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ cho dù là nguyên nhân nào gây ra nếu không chữa trị sớm có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí tính mạng. Do đó, cha mẹ nên đưa con đến ngay bệnh viện nếu phát hiện biểu hiện bất thường ở con. Tại đây, với trình độ chuyên môn và thông qua các xét nghiệm, bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán và đưa hướng điều trị bệnh thích hợp.

BTV: Hạ Vũ

→ Bạn nên tham khảo:

Đánh giá bài viết

Bình luận (1)

Trẻ em, trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ là bị gì, mẹ phải làm sao?

Bình luận (1)

  1. Nguyen ngoc nhu y Trả lời

    Con e duoc 2thang 2 ngay roi be tim ngua o duoi co trieu chung nong lai them kho khe va duc minh co quy hiem gi ko hay tu dan cho e a

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.