Bệnh viêm họng là gì? Biểu hiện, nguyên nhân & cách chữa trị

Nhiều người thường nghĩ bệnh viêm họng là một trong những căn bệnh xoàng xĩnh và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng viêm họng là khởi nguồn của đa số căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

bệnh viêm họng

Tổng quan về bệnh viêm họng

1/ Viêm họng là gì?

Viêm họng là tình trạng niêm mạc hầu họng bị tổn thương và viêm nhiễm do một lý do nào đó. Đây là một trong những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp khá phổ biến trên thế giới hiện nay, đặc biệt với kiểu khí hậu gió mùa như ở nước ta. Bệnh gây cảm giác đau nhức, khó chịu ở cổ họng.

Theo thống kê, có đến 80% nguyên nhân dẫn đến viêm họng là do vi rút gây ra và 20% còn lại là do nấm mốc, chất kích thích, vi khuẩn,…

Viêm họng thường được chia thành nhiều dạng bệnh khác nhau như viêm họng cấp tính, viêm họng mãn tính, viêm họng hạt, viêm họng đặc hiệu…

2/ Triệu chứng bệnh viêm họng

Các triệu chứng của bệnh viêm họng xuất hiện còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu chẳng may bị viêm họng với những dấu hiệu sau đây sẽ giúp bạn phát hiện sớm bệnh và có hướng điều trị kịp thời.

  • Người bệnh có cảm giác đau như cào ở cổ họng. Và cơn đau nặng hơn khi bạn nói hoặc nuốt thức ăn.
  • Hàm có dấu hiệu sưng và đau.
  • Amidan đỏ hoặc sưng tấy.
  • Xuất hiện mủ hoặc các mảng trắng trên amidan.
  • Giọng nói bị khàn.

Ngoài các triệu chứng nêu trên, viêm họng do các bệnh nhiễm trùng thông thường gây ra thường xuất hiện những biểu hiện như:

  • Sổ mũi
  • Ho
  • Sốt
  • Cơ thể nhức mỏi
  • Đau đầu
  • Nôn hoặc buồn nôn

Người bệnh hãy đến gặp ngay bác sĩ khi có các triệu chứng dưới đây:

  • Đau họng kéo dài hơn 1 tuần.
  • Đau họng gây khó thở hoặc khó mở miệng nói chuyện.
  • Đau gây khó nuốt.
  • Đau cứng cổ.
  • Đau nhức tai.
  • Đau kèm theo sốt cao trên 38 độ C.
  • Đau kèm theo máu xuất hiện trong nước bọt hoặc đờm.

3/ Nguyên nhân gây viêm họng

Theo các chuyên gia tai mũi họng, có rất nhiều nguyên nhân gây viêm họng và dưới đây là 7 nguyên nhân chính gây viêm họng rất hay thường gặp hiện nay.

✽ Viêm họng do nhiễm vi rút

Theo thống kê có khoảng 90% trường hợp bệnh viêm họng là do vi rút gây ra. Và các loại vi rút gây bệnh gồm:

  • Bệnh cảm cúm, cảm lạnh thông thường.
  • Bệnh bạch cầu đơn nhân. Bệnh này lây nhiễm từ qua đường miệng – miệng, chủ yếu là qua tuyến nước bọt.
  • Bệnh sởi (bệnh gây sốt và phát ban).
  • Bệnh quai bị do nhiễm trùng gây sưng tuyến nước bọt ở cổ.
  • Bệnh thủy đậu, nhiễm trùng gây ngứa, sốt và phát ban.

 ✽ Viêm họng do nhiễm khuẩn

Nguyên nhân gây viêm họng

Nhiễm khuẩn cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm họng. Đặc biệt, phổ biến nhất là tình trạng viêm họng do liên cầu khuẩn, chủ yếu là vi khuẩn Streptococcus thuộc nhóm A.

Theo tài liệu nghiên cứu có ghi lại khoảng 40% trường hợp trẻ em bị viêm họng là do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Ngoài ra, viêm họng cũng có thể do một số loại vi khuẩn ở các bệnh truyền nhiễm gây ra như bệnh chlamydia, bệnh lậu,…

 ✽ Dị ứng

Hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể có thể tạo ra phản ứng với các tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài như phấn hoa, khói bụi, lông thú, khói thuốc lá,… Khi đó, cơ thể sẽ giải phóng ra hoạt chất trung gian gây dị ứng. Và các biểu hiện kèm theo đó là tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở niêm mạc mũi và họng gây chảy nước mắt, nước mũi. Lúc này, chất dịch dư thừa trong mũi nếu không được tống khứ ra ngoài chúng sẽ chảy xuống vòm họng và gây kích thích cổ họng dẫn đến viêm nhiễm.

 ✽ Không khí khô

Không khí khô khi không được làm ấm và ẩm khi đi vào niêm mạc họng sẽ kích ứng và gây viêm họng. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết chuyển sang mùa đông.

 ✽ Thương tích trong cổ họng

Bất cứ một tổn thương nào ở niêm mạc họng cũng là nguyên nhân gây viêm họng. Chẳng hạn như chấn thương do cắt trúng cổ hoặc do mắc thức ăn trọng vòm họng. Hoặc viêm dây thanh quản do la hét nhiều, nói lớn cũng là yếu tố thúc đẩy niêm mạc họng bị kích ứng dẫn đến viêm. Thông thường, viêm họng do nói lớn chủ yếu gặp ở giáo viên, phát thanh viên hoặc MC chương trình,…

 ✽ Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng acid từ dạ dày trào ngược trở lại ống thực quản (đây là ống mang thức ăn từ miệng xuống dạ dày). Acid trào ngược chính là nguyên nhân gây kích ứng niêm mạc họng gây ra hiện tượng đau rát và sưng tấy. Về lâu dài nếu tình trạng này không được chữa trị, viêm họng sẽ chuyển biến từ cấp tính sang mãn tính và gây khó khăn trong việc chữa trị.

 ✽ Khối u (Bệnh ung thư vòm họng)

Viêm họng là một trong những biểu hiện điển hình và đầu tiên của bệnh ung thư vòm họng. Và triệu chứng này thường không thể biến mất sau đó vài ngày. Do đó, nếu bệnh viêm họng kéo dài hơn vài ngày, các bạn nên tiến hành thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Cách điều trị bệnh viêm họng

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các đơn thuốc điều trị bệnh phù hợp với từng người. Cụ thể:

1/ Điều trị viêm họng do nhiễm vi rút

Thông thường, đối với một số trường hợp viêm họng do nhiễm vi rút, người bệnh không cần phải áp dụng bất kỳ biện pháp điều trị nào, bệnh sẽ tự khỏi sau đó vài ngày. Tuy nhiên, để giảm sốt và đau nhức, bệnh nhân cũng có thể chuyển sang sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt. Acetaminophen là thuốc giảm đau không cần kê toa thường được bệnh nhân sử dụng nhiều nhất. Nhưng thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn. Do đó, người bệnh không nên quá lạm dụng, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

thuốc điều trị viêm họng

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dùng ibuprofen để làm giảm các triệu chứng viêm họng thông thường. Điều quan trọng, nên cẩn thận khi sử dụng aspirin cho trẻ em và thanh thiếu niên. Bởi thuốc có liên quan đến hội chứng Reye hay gặp ở trẻ em, nếu sử dụng sai có thể đe dọa đến tính mạng.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể xoa dịu cơn viêm họng bằng các loại thuốc ngậm hoặc siro ho. Các loại thuốc xịt có chứa chất khử trùng như phenol cũng khá hữu ích trong việc cải thiện bệnh.

2/ Điều trị viêm họng do nhiễm khuẩn

Nếu bị viêm họng là do nhiễm khuẩn gây ra, người bệnh nên tuân thủ đúng theo đơn thuốc được bác sĩ kê toa. Một số loại thuốc kháng sinh phổ rộng có công dụng tốt trong điều trị viêm họng như erythromycin, penicillin, cephalexin và amoxicillin,… Và để thuốc kháng sinh phát huy tác dụng hiệu quả, người bệnh cũng nên nằm lòng những lưu ý sau đây

Sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng liều lượng, thời gian bác sĩ đã quy định.

  • Việc không dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ khiến cho bệnh chuyển biến phức tạp. Do đó, ngay cả khi các triệu chứng bệnh đã thuyên giảm hoặc biến mất người bệnh vẫn tiếp tục sử dụng thuốc cho đến khi hết hoàn toàn.
  • Khi bị viêm họng do liên cầu khuẩn streptococcus, người bệnh nên hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh azithromycin, cephalosporin để điều trị. Bởi đây là loại vi khuẩn có sức đề kháng khá cao và khả năng kháng thuốc tăng dần lên theo từng ngày.
  • Không tự ý mua và sử dụng thuốc khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ, tránh tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm suy giảm chức năng gan và thận.

3/ Chữa viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản

Để kiểm soát tình trạng viêm họng do bệnh trào ngược dạ dày gây ra, trước tiên người bệnh cần quản lý tốt chứng trào ngược ở bản thân. Một số loại thuốc trị trào ngược như:

  • Thuốc ức chế bơm proton bao gồm thuốc lansoprazole (Prevacid 24) và thuốc thuộc nhóm omeprazole như Zegerid OTC và Prilosec. Các loại thuốc này đều có tác dụng làm giảm sự sản sinh acid dạ dày, đồng thời ngăn ngừa hiện tượng trào ngược acid khá hiệu quả.
  • Thuốc kháng acid như Maalox, Tums, Mylanta và Rolaids,… Mục đích của các thuốc này là giúp trung hòa acid trong dạ dày, giảm thiểu trào ngược.
  • Ngoài ra, điều trị chứng trào ngược dạ dày còn có thuốc chẹn thụ thể H2 như famotidin (Pepcid AC) hay cimetidin (Tagamet HB) và ranitidine (Zantac).

Các biện pháp làm giảm viêm họng ngay tại nhà

Bên cạnh việc điều trị viêm họng bằng kháng sinh, người bệnh có thể sử dụng ngay những cách chữa viêm họng tại nhà sau đây để làm dịu cơn đau họng.

1/ Uống nhiều nước

Phòng ngừa viêm họng

Một trong những cách chữa viêm họng đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà đó là uống nhiều nước. Cách làm này không chỉ giúp cung cấp độ ẩm cho niêm mạc họng mà còn giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giảm sốt hiệu quả.

Bên cạnh đó, nước còn giúp làm loãng dịch và tống khứ dịch đờm ra ngoài dễ dàng, hạn chế tình trạng bít tắc và gây viêm nhiễm nặng ở vòm họng. Ngoài sử dụng nước lọc, bệnh nhân cũng có thể dùng nước trái cây để thay thế.

2/ Súc miệng bằng nước muối sinh lý

Nước muối có tính sát khuẩn, chống nhiễm trùng. Do đó, người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý để hỗ trợ điều trị viêm họng. Mỗi ngày trước và sau khi ngủ dậy, các bạn nên dùng nước để vệ sinh miệng. Tuy nhiên, trước khi áp dụng nước muối, bệnh nhân nên vệ sinh khoang miệng sạch sẽ.

3/ Chữa viêm họng bằng lá tía tô

Theo đông y, vị cay, tính ấm của lá tía tô có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn khá tốt. Bên cạnh đó, chúng còn giúp đào thải độc tố, làm ấm cơ thể và niêm mạc họng, đồng thời giúp làm lành tổn thương ở niêm mạc mang lại hiệu quả cao trong điều trị viêm họng.

Cách điều trị như sau:

  • Người bệnh sử dụng 5g lá tía tô kết hợp với hoa khế, hoa đu đủ đực mỗi loại 5gr.
  • Đem tất cả các nguyên liệu này đi rửa sạch và để ráo nước.
  • Sau đó, cho vào chén nhỏ rồi thêm 15g đường phèn, đem hấp cách thủy trong 20 phút.
  • Chờ hỗn hợp nguội, chắc lấy nước cốt và chia làm 3 phần uống trong ngày.
  • Kiên trì dùng bài thuốc này vài ngày, chứng ngứa rát ở niêm mạc họng sẽ tự giảm.

Ngoài các mẹo tự nhiên này, người bệnh cũng có thể chữa viêm họng bằng các nguyên liệu khác như mật ong, nước chanh, nước cam, trà thảo dược,…

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng

Cách duy nhất để ngăn ngừa viêm họng xảy ra là bạn nên phòng tránh bệnh ngay từ đầu.

Để tránh vi trùng, vi rút gây bệnh, người bệnh nên vệ sinh tay chân, thân thể thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh.

  • Tránh tiếp xúc với người bệnh, tốt nhất là không nên dùng chung đồ dùng hoặc đồ ăn, nước uống.
  • Khi ho nên dùng tay che miệng hoặc ho vào tờ giấy rồi bỏ vào sọt đựng rác.

Trên đây là tất cả các thông tin về bệnh viêm họng được chúng tôi tổng hợp, bạn có thể tham khảo để có thêm hiểu biết về bệnh cũng như cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

→ Có thể bạn quan tâm: 

Đánh giá bài viết

Bình luận (0)

Bệnh viêm họng là gì? Biểu hiện, nguyên nhân & cách chữa trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *