Viêm họng liên cầu khuẩn: Thông tin cần biết và cách điều trị

Viêm họng liên cầu khuẩn là căn bệnh mà bạn phải quan tâm đặc biệt bởi nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời.  

Viêm họng liên cầu khuẩn
Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh thường gặp

Bệnh viêm họng liên cầu khuẩn là gì?

Bệnh viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh lý nghiêm trọng và nguy hiểm hơn so với nhiễm trùng cổ họng do virus thông thường.

1. Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu khuẩn

Vi khuẩn Streptococcus pyogenes hay Streptococcus nhóm A là thủ phạm chính dẫn đến bệnh viêm họng liên cầu khuẩn. Bệnh lý này phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong độ tuổi 5 – 15, người có hệ thống miễn dịch yếu nhưng không phổ biến ở người lớn và trẻ dưới 3 tuổi.

Tuy nhiên, viêm họng liên cầu khuẩn là chứng bệnh dễ lây lan, bệnh gây lây truyền trực tiếp giữa người và người thông qua tiếp xúc với nước bọt khi người bệnh ho, hắt hơi, ăn chung với người bệnh, đồ vật có dính vi khuẩn gây bệnh. Lây lan nhanh nhất là khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng, nhưng sau khi dùng thuốc, người bệnh viêm họng liên cầu khuẩn vẫn có thể gây lây truyền bệnh.

Triệu chứng phát bệnh sẽ xuất hiện sau khoảng 2 – 5 ngày sau khi nhiễm bệnh do tiếp xúc với người bệnh.

2. Triệu chứng và dấu hiệu viêm họng liên cầu khuẩn

Triệu chứng, biểu hiện của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn xuất hiện sau khoảng 2 – 5 ngày với nhiều biểu hiện. Người bệnh nên hết sức lưu ý những dấu hiệu này:

  • Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là đau cổ họng nặng hoặc đau vừa phải. Thông thường người đau họng nhẹ, dễ dàng làm dịu thì không phải mắc viêm họng liên cầu khuẩn. Cảm nhận cơn đau họng nặng hơn khi nuốt.
  • Hơi thở sẽ có mùi hôi do sự sinh sôi của vi khuẩn liên cầu trong miệng. Một số người có mùi hôi như thịt thối, kim loại,…
  • Hạch bạch huyết nằm ở cổ họng, dưới xương hàm sưng lên, đau khi sờ vào.
  • Lưỡi, đặc biệt là khu vực cổ họng xuất hiện nhiều hạt li ti nhỏ, màu đỏ. Các loại hạt này có thể gây đau.
  • Có các đốm xuất huyết màu đỏ trên ngạc cứng, ngạc mềm trên vòm họng.
  • Viêm họng liên cầu khuẩn sẽ khiến amidan sưng lên, đỏ đậm và lớn hơn bình thường. Bên ngoài amidan có một lớp trắng hoặc vàng, thậm chí có thể có những vệt mủ dài màu trắng phủ trên amidan.
  • Sốt cao trên 38 độ C kèm theo đau đầu, ăn không ngon miệng, buồn nôn, đau bụng, cơ thể mệt mỏi, đau cơ, cứng cơ, đau dạ dày.
  • Sau 12 – 48 tiếng xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn, bạn có thể xuất hiện tình trạng sốt phát ban. Ban đỏ nổi ở khu vực cổ trước rồi lan xuống ngực, bụng, bẹn hoặc có thể xuất hiện ở mặt, lưng, cánh tay, chân.

Ngoài ra, khi bệnh diễn biến nặng sẽ xuất hiện hiện tượng nước tiểu đậm màu, đây là biến chứng thận bị sưng do vi khuẩn liên cầu.

3. Biến chứng của viêm họng liên cầu khuẩn

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm họng liên cầu khuẩn sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như:

  • Tình trạng nhiễm trùng amidan, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng ở tai.
  • Gây viêm mũi, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm cầu thận,…
  • Sốt thấp khớp gây nên đau khớp, viêm, phát ban và ảnh hưởng đến van tim. Di chứng van tim không thể điều trị, tồn tại đến suốt đời nên sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống.  

Cách điều trị viêm họng liên cầu khuẩn

Sau khi thăm khám, xem xét tình trạng bệnh, bác sĩ có chuyên môn sẽ đưa ra phác đồ điều trị chính thức. Những thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

1. Dùng thuốc kháng sinh

Có nhiều nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng để trị liên cầu khuẩn nhóm A như nhóm penicillin, amoxicillin, macrolid hay cephalosporin. Thông thường, người bệnh mẫn cảm với thành phần của nhóm penicillin thì sẽ được sử dụng cephalosporin, macrolid thay thế. Amoxicillin có công dụng tương tự như penicillin, cũng được dùng cho những người mẫn cảm penicillin, nó có khả năng chịu được axit dạ dày, phổ hoạt động rộng hơn.

Điều trị viêm họng liên cầu khuẩn thường kéo dài trong khoảng 10 ngày. Người bệnh nên sử dụng theo đúng liều lượng của bác sĩ, đủ kháng sinh trong đợt điều trị thậm chí khi đã khỏe.

Đồng thời, thuốc kháng sinh có nhiều tác hại nên người bệnh hạn chế tự ý mua dùng hay tăng liều. Nếu nhận thấy những tác dụng phụ không mong muốn thì nên thông báo cho bác sĩ có chuyên môn.

điều trị viêm họng liên cầu khuẩn
Thuốc là phương pháp chính để điều trị viêm họng liên cầu khuẩn

2. Các thuốc hỗ trợ khác

Cùng với các thuốc kháng sinh, một số loại thuốc hỗ trợ được sử dụng để hỗ trợ như paracetamol để giảm sốt hay alphachymotripsin kháng viêm, chống phù nề. Tương tự, người bệnh cũng nên dùng đúng liều kê đơn của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng bởi có thể gây tổn thương gan, thận.

Nếu như sử dụng thuốc hạ sốt không hạ hoặc hạ ít thì kết hợp thêm với chườm nước ấm và tăng cường ăn hoa quả, uống vitamin để tăng cường sức khỏe.

Phát hiện và điều trị kịp thời là một trong những yếu tố quan trọng để tránh những biến chứng nguy hiểm. Đồng thời người bệnh cũng nên phối hợp với bác sĩ điều trị hoặc tuân theo phác đồ, hướng dẫn điều trị để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Tìm hiểu thêm: 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá bài viết

Bình luận (0)

Viêm họng liên cầu khuẩn: Thông tin cần biết và cách điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.