Viêm họng dị ứng: Những dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm họng dị ứng nếu được nhận biết kịp thời và điều trị đúng cách thì mới có thể hết hoàn toàn.

viêm họng dị ứng
Viêm họng dị ứng là một loại bệnh thường gặp

Những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng dị ứng

Viêm họng dị ứng là chứng bệnh xuất hiện do niêm mạc họng phản ứng dị ứng với các yếu tố gây dị ứng điển hình như nước uống, thức ăn, thuốc, khói bụi, lông chó mèo,… Khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng, nước mũi sẽ chảy từ xoang mũi xuống cổ họng rồi gây nên bệnh. Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh gây nhiều bất tiện trong đời sống.

Biểu hiện của bệnh viêm họng dị ứng sẽ xuất hiện sau khoảng vài ngày, gồm:

  • Chất gây dị ứng làm cho khoang mũi tích tụ nhiều dịch mũi, khi dịch mũi quá nhiều sẽ chảy xuống vùng cổ họng.
  • Ngứa họng là hiện tượng do lượng nước mũi chảy xuống từ các xoang mũi gây nên cảm giác ngứa rát ở cổ họng.
  • Những người bị viêm họng dị ứng thường sưng cổ họng, kho han, khó khăn trong nuốt nước bọt và ăn uống.
  • Có thể xuất hiện triệu chứng ngứa mắt.
  • Một số người bị viêm họng dị ứng còn khó thở, thở rít, khó chịu bứt rứt, nghẹt hay bỏng rát ở cổ họng. Đây là biểu hiện khi bệnh lý đã chuyển nặng, người bệnh nên thăm khám và điều trị ngay lập tức.

Thông thường, người bệnh viêm họng dị ứng không bị sốt như viêm họng do virus hay vi khuẩn. Triệu chứng ngứa cổ họng là dấu hiệu phân biệt rõ ràng nhất giữa các loại viêm họng.

Cách điều trị bệnh viêm họng dị ứng

Có nhiều cách để trị bệnh viêm họng dị ứng, tuy nhiên bạn nên thăm khám với bác sĩ có chuyên môn để được điều trị một cách đúng đắn.

1. Dùng thuốc chữa viêm họng dị ứng

Thuốc kháng sinh chữa viêm họng dị ứng được áp dụng phổ biến nhất. Antihistamines như Zyrtec, Benadryl hay Claritin là loại thuốc dùng để giảm histamin gây ngứa, dị ứng không được sản xuất nên sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh, đây là một loại thuốc không cần kê đơn, tuy nhiên cũng nên sử dụng đúng liều và hướng dẫn.

Một số loại thuốc như Ibuprofen hay aspirin ngoài công dụng giảm đau thuần túy còn có thể giảm những cơn ngứa, rát ở họng. Tuy nhiên trong thời gian thanh thiếu niên hay trẻ nhỏ sử dụng aspirin vì có thể dẫn đến hội chứng Reye nguy hiểm. Đồng thời, bạn cũng nên uống thuốc đúng liều lượng.

Điều trị viêm họng dị ứng có thể sử dụng thuốc trị nghẹt mũi có chứa thành phần pseudoephedrine. Loại thuốc này sẽ giảm dịch mũi chảy xuống cổ họng nên giảm ngứa. Ngoài ra, một số trường hợp nên sử dụng thuốc phun cổ họng có chứa phenol để làm khô cổ họng, giảm ngứa cổ họng. Nhưng thuốc phun cổ họng không khuyến khích phụ nữ có thai, người bệnh đường hô hấp sử dụng.

thuốc chữa bệnh viêm họng dị ứng
Thuốc là phương pháp chính trong điều trị viêm họng dị ứng

2. Bài thuốc dân gian giảm viêm họng dị ứng

Bên cạnh những loại thuốc kháng sinh thì bạn có thể điều trị viêm họng dị ứng bằng các cách dân gian như:

  • Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa ngáy hiệu quả. Bạn nên dùng mật ong nguyên chất, trộn thêm với nước cốt chanh, dầu dừa để giảm ho, ngứa ngáy.
  • Uống nhiều nước cũng là một cách hữu ích để làm loãng chất nhầy tại đường thở. Đồng thời giữ ẩm đường hô hấp nên sẽ giảm các cơn ho. Bạn có thể thay nước lọc bằng các loại trà.
  • Chanh tẩm muối vừa giúp kháng khuẩn, chống viêm vừa làm dịu cổ họng nên giảm ngay những cơn ngứa ngáy.
  • Cam thảo là một gợi ý tuyệt vời để làm dịu những cơn ngứa cổ họng. Bạn chỉ lần nấu trà từ rễ cam thảo hoặc ngậm một miếng cam thảo trong cổ họng.
  • Gừng với tính ấm nóng, đặc biệt hiệu quả để chữa ho, làm dịu cổ họng. Hãy nấu 12 lát gừng tươi với ba ly nước lọc trong khoảng 20 phút. Khi uống, bạn cho thêm mật ong và chanh vào để dễ uống.
  • Pha nghệ với sữa tươi để điều trị chứng ngứa trong cổ họng.
  • Trộn đều 1 thìa giấm táo với 250ml nước nóng, uống mỗi ngày để giảm ngứa.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để điều trị viêm họng dị ứng được hiệu quả hơn:

  • Nên sử dụng nước súc miệng có tinh dầu bạc hà để làm mát cổ họng. Cách này cũng làm giảm kích ứng, ngứa cổ.
  • Hoặc súc miệng bằng nước muối để làm tan đờm, giảm viêm, ngứa nhột cổ họng. Nên thực hiện cách này từ 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Hạn chế uống cà phê, sô đa, thuốc kích thích.
  • Tránh hút thuốc vì nó có thể gây ngứa, kích ứng cổ họng.
  • Không nên nói quá nhiều, ca hát hay la hét, nên để cổ họng nghỉ ngơi.
  • Tránh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng.

Ngay khi phát hiện ra bệnh viêm họng dị ứng, người bệnh nên thăm khám với bác sĩ có chuyên môn, thực hiện cách điều trị và phòng tránh để kết quả điều trị được tốt nhất.

Tìm hiểu thêm: 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá bài viết

Bình luận (0)

Viêm họng dị ứng: Những dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.