Những sai lầm thường gặp khi chữa sổ mũi cho trẻ gây nguy hiểm

Sai lầm thường gặp khi chữa sổ mũi cho trẻ ở các bậc phụ huynh là không muốn con uống thuốc kháng sinh mà tự ý chữa bệnh cho con theo các cách truyền miệng. Đây có thể được các bậc cha mẹ xem là phương thuốc an toàn, tuy nhiên, việc áp dụng không đúng cách có thể khiến bệnh tình con trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Sai lầm thường gặp khi chữa sổ mũi cho bé

Bác sĩ Trần Anh Tuấn (Trưởng Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM) cùng với các chuyên gia tai – mũi – họng cho hay, sổ mũi là một trong những căn bệnh rất hay thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi (số trẻ ở độ tuổi này mắc bệnh chiếm 75 – 80%). Bệnh sổ mũi ở trẻ em thường xảy ra chủ yếu vào mùa lạnh, bệnh tuy không quá nguy hiểm đối nhưng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của con trẻ. 

5 sai lầm thường gặp khi chữa sổ mũi cho trẻ

Sổ mũi đối với trẻ 3 tháng tuổi thường không gây ảnh hưởng nhiều, bởi lứa tuổi này còn thở bằng bụng nên sổ mũi xảy ra chỉ khiến trẻ khò khè, quấy khóc hoặc bỏ bú,… Tuy nhiên, đối với trẻ có độ tuổi từ 6 tuổi trở lên, nếu bệnh không được giải quyết dứt điểm có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu. Thông thường, để nhanh chóng chấm dứt tình trạng khó chịu cho con, nhiều cha mẹ đã sử dụng cách trị dân gian. Nhưng đây chính là những sai lầm khiến bệnh của trẻ không khỏi mà còn trở nên trầm trọng hơn. Sau đây là một số sai lầm thường gặp khi chữa sổ mũi cho trẻ.

1/ Dùng dịch tỏi ép để chữa sổ mũi cho bé

Dùng dịch tỏi ép để nhỏ mũi là một trong những sai lầm thường gặp khi chữa sổ mũi cho trẻ. Nhiều mẹ khi thấy con bị sổ mũi liền sử dụng dịch tỏi ép trộn chung với nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho con. Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Văn Lộc (nguyên PGĐ Bệnh viện Nhi TƯ) cho biết, đây có thể là một quan niệm hoàn toàn sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh tình của con không khỏi mà ngày càng nặng hơn.

Sai lầm thường gặp khi chữa sổ mũi cho trẻ - Dùng dịch tỏi ép để chữa sổ mũi cho bé

Đúng là theo các ghi chép của y học phương Đông và một vài nghiên cứu về tác dụng dược lý, tỏi được xem là vị thuốc kháng sinh tự nhiên giúp phòng ngừa và điều trị cảm cúm khá hiệu quả. Bên cạnh đó, tính nóng của tỏi có thể giúp mũi thông thoáng và giúp trẻ dễ thở hơn. Đồng thời, hoạt chất allicin giúp chống nấm, kháng viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh khá tốt.

Về mặt lý thuyết là vậy, tuy nhiên, việc sử dụng dịch ép của tỏi để nhỏ mũi quả là việc làm nguy hại cho trẻ. Bởi tỏi có tính nóng có thể gây phù nề và bỏng rát lớp niêm mạc mũi, nhất là trẻ nhỏ khi lớp niêm mạc mũi chưa được hoàn thiện, còn quá non yếu. Chính vì vậy, nếu cha mẹ thường xuyên nhỏ dịch ép tỏi vào mũi của con trẻ có thể khiến lớp niêm mạc của trẻ bị bỏng nặng hoặc có thể dẫn đến hoại tử. Do đó, bậc phụ huynh không nên sử dụng cách làm này để chữa sổ mũi cho con hoặc nếu muốn áp dụng, cha mẹ nên pha loãng dịch ép tỏi trước khi tiến hành nhỏ mũi cho con.

2/ Hút mũi chữa sổ mũi cho trẻ

Khi trẻ bị sổ mũi khó có thể tránh khỏi trường hợp ngạt mũi, khó thở và xuất hiện đờm. Thay vì đưa con đến bác sĩ thăm khám để được chẩn đoán và chữa trị, nhiều phụ huynh đã tự xử lý bằng cách dùng miệng để hút mũi cho con. Đây có thể là một phương pháp chữa sổ mũi lợi bất cập hại, con bạn sau khi được hút mũi có thể các triệu chứng bệnh sẽ được thuyên giảm. Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai) cho hay, trong miệng chúng ta có chứa hàng ngàn vi khuẩn, lợi có và hại cũng có. Chính vì vậy, khi dùng miệng hút mũi cho con vô hình chung các bạn đang tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh lan truyền sang con trẻ và khiến bệnh của con ngày càng trầm trọng hơn.

Sai lầm thường gặp khi chữa sổ mũi cho trẻ - Hút mũi chữa sổ mũi cho trẻ

Bên cạnh việc cảnh báo các cha mẹ nên dừng ngay hành động dùng miệng hút mũi cho con, bác sĩ Dũng cũng khuyên bậc phụ huynh nên sử dụng dụng cụ hút mũi để trị chứng nghẹt mũi cho con. Nhưng bác sĩ Dũng cũng đưa ra vài lưu ý đối với cha mẹ để tránh tình trạng sử dụng dụng cụ hút mũi không đúng cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến niêm mạc mũi của trẻ.

  • Cha mẹ nên vệ sinh dụng cụ hút mũi sạch sẽ trước và sau khi sử dụng để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
  • Khi dùng dụng cụ hút mũi cho con không nên đặt dụng cụ quá sâu vào bên trong mũi và cũng không nên sử dụng dụng cụ thường xuyên, bởi việc làm này có thể khiến niêm mạc trẻ bị phù nề.

3/ Rửa mũi quá nhiều lần trong ngày

Sai lầm thường gặp khi chữa sổ mũi cho trẻ của các bậc làm cha làm mẹ đó là rửa mũi cho con quá nhiều lần. Theo lời khuyên của các bác sĩ nhi khoa, việc rửa mũi sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh ở trẻ nhỏ. Bởi rửa mũi sẽ làm loãng dịch nhầy, giúp mũi thông thoáng hơn. Ngoài ra, rửa mũi cũng giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

Rửa mũi quá nhiều lần trong ngày - sai lầm thường gặp khi chữa sổ mũi ở trẻ

Bên cạnh đó, dịch nhầy chứa trong mũi còn được biết đến như là chất tạo ẩm, giúp cản bụi bẩn không cho xâm nhập vào các hốc xoang và phổi. Tuy nhiên, việc cha mẹ rửa mũi cho trẻ một cách thường xuyên, quá nhiều lần trong ngày hoặc khi trẻ không bị bệnh, sẽ làm lớp dịch nhầy loãng ra gây khô niêm mạc mũi và giúp bụi bẩn có thể xâm nhập sâu vào bên trong. Đây chính là sai lầm có thể gây hại đến niêm mạc mũi ở trẻ và kéo theo vô vàn bệnh liên quan đến đường hô hấp. 

Do đó, khi con trẻ bị sổ mũi, cha mẹ chỉ nên rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý từ 3 – 4 lần trong ngày là đủ. Cha mẹ cũng nên hết sức lưu ý trong việc lựa chọn nước muối sinh lý rửa mũi có tên gọi là nước biển sâu. Bởi trong loại này có một loại được sản xuất tại phòng thí nghiệm theo công thức hóa học và một loại là nước biển thật. Tuy hai loại này đều mang lại hiệu quả trong việc điều trị sổ mũi nhưng nếu cha mẹ sử dụng không đúng loại dành riêng cho trẻ, nồng độ muối đậm đặc có thể gây tổn thương niêm mạc ở trẻ. Lâu dần, có thể gây teo niêm mạc và tác động xấu đến khứu giác.

4/ Xông hơi cho trẻ không đúng cách

Sai lầm thường gặp khi chữa sổ mũi cho trẻ
Xông hơi cho trẻ không đúng cách cũng chính là một trong những sai lầm của cha mẹ khiến bệnh con thêm nặng

Xông hơi cũng là cách được nhiều cha mẹ tin dùng để chữa bệnh sổ mũi cho con. Tuy nhiên, các bậc bố mẹ đều không biết nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra nếu bạn thực hiện sai cách. Lớp niêm mạc mũi của trẻ và người lớn thường không giống nhau. Niêm mạc ở trẻ con thường chưa hoàn thiện nên rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Cho nên, trong nhiều trường hợp khi bố mẹ chuẩn bị nước xông hơi cho con thường kiểm tra độ nóng theo cảm nhận của bản thân. Đây chính là lý do vì sao dùng hơi nóng xông hơi cho trẻ, bệnh không những không khỏi mà ngày càng nặng thêm.

Bên cạnh đó, việc tự ý dùng thảo dược để xông hơi cho con trẻ càng mang lại nhiều nguy hiểm. Bởi một số trẻ thường có cơ địa dị ứng hoặc mắc các bệnh về phế quản, suyễn,… nếu cha mẹ dùng thảo dược với liều lượng không phù hợp có thể khiến các cơn đau của trẻ bộc phát và gây ra nhiều biến chứng.

5/ Lạm dụng thuốc trị sổ mũi

Lạm dụng thuốc trị sổ mũi - Sai lầm thường gặp khi chữa sổ mũi cho trẻ

Thông thường, thuốc nhỏ mũi hoặc thuốc giảm đau, kháng sinh,… là giải pháp đầu tiên được các bậc bố mẹ nghĩ đến để chữa chứng sổ mũi cho con và tùy thuộc vào từng nhóm tuổi mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và liều lượng dùng khác nhau. Việc sử dụng thuốc chữa mũi cho con không đúng liều có thể làm tình trạng chảy nước mũi, ngạt mũi, khó thở,… trở nên phức tạp hơn.

Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại tự ý mua thuốc điều cho con mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Thậm chí có không ít phụ huynh sử dụng thuốc trị sổ mũi liều lượng người lớn cho con sử dụng khi thấy thuốc mang lại kết quả tốt. Điều này vô cùng nguy hiểm, bởi việc sử dụng thuốc ngoài dựa vào tình trạng bệnh còn dựa vào cân nặng cũng như độ tuổi,… Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc không đúng liều lượng có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con trẻ.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc co mạch như Xylometazoline 0.05% – 0.1% rất dễ khiến trẻ bị dị ứng hoặc ngộ độc thuốc. Ngoài ra, các loại thuốc dùng trị sổ mũi có chứa corticoid, theo các bác sĩ khuyên, cha mẹ chỉ nên áp dụng cho con dưới 7 ngày.

Một sai lầm nữa là khi, thay vì loại bỏ thuốc đã quá hạn dùng cha mẹ vẫn tiếp tục dùng cho con dẫn đến tình trạng trẻ bị dị ứng và sưng phù do vỏ thượng thận bị ức chế gây điều tiết hormon giữ nước và muối.

✽ Lưu ý cha mẹ cần nắm khi xử lý sổ mũi, ngạt mũi ở con trẻ

  • Cha mẹ nên cho trẻ uống nước hoặc bú mẹ nhiều hơn thường ngày. 
  • Giữ ấm vùng cổ, bàn chân, ngực,… cho con trẻ khi trời trở lạnh.
  • Đối với trẻ lớn tuổi, cha mẹ nên tập cho con hỉ mũi đúng cách để giảm thiểu tình trạng ngạt và khó thở.
  • Giấy dùng hỉ mũi nên dùng loại có độ mềm mịn và sạch, tốt nhất dùng loại dùng một lần rồi bỏ. Tránh trường hợp dùng khăn và tái sử dụng. Bởi vi khuẩn có chứa trong dịch mũi vẫn tồn tại trên khăn kể cả khi bạn đã vệ sinh.
  • Không tự ý cho con uống thuốc, nếu thấy con có dấu hiệu sổ mũi, bạn nên đưa con đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị.

Với 5 sai lầm thường gặp khi chữa sổ mũi cho trẻ mà chúng tôi tổng hợp trên, hy vọng những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp bạn chăm sóc và bảo vệ con tránh được tình trạng này.

BTV: Khả Ngân

➥ Tìm hiểu ngay:

Đánh giá bài viết

Bình luận (0)

Những sai lầm thường gặp khi chữa sổ mũi cho trẻ gây nguy hiểm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.