Bé bị viêm mũi họng nên làm gì, uống thuốc gì?

Bé bị viêm mũi họng kéo dài nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng đường hô hấp và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Bé bị viêm mũi họng cha mẹ nên làm gì? bé bị viêm mũi họng cấp
Bé bị viêm mũi họng liên tục

Viêm mũi họng là tình trạng xảy ra ở mũi và họng khi các chất gây dị ứng trong không khí gây kích hoạt và giải phóng histamin. Đây là hoạt chất trung gian gây ngứa và viêm ở niêm mạc xoang. Và trẻ em chính là đối tượng rất hay gặp phải căn bệnh này, bởi hệ miễn dịch và sức đề kháng còn rất yếu nên rất dễ bị các yếu tố bên ngoài tấn công và xâm nhập.

Các biểu hiện thường gặp khi bé bị viêm mũi họng đó là sốt cao, chảy nước mũi, nghẹt mũi,… Theo các chuyên gia khoa nhi, viêm mũi họng ở trẻ thường là do 2 nguyên nhân chính là do vi khuẩn (liên cầu, tụ cầu khuẩn,…) và vi rút như cúm, Adenovirus và sởi,.. Trong những loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh các chuyên gia cho biết mức độ nguy hiểm của liên cầu khuẩn nhóm A (S.pyogenes). Bởi đây là chủng khuẩn thường gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ như viêm cầu thận cấp, thấp tim tiến triển (viêm khớp cấp), nấm candida,… nếu không được chữa trị kịp thời.

Cha mẹ nên làm gì khi bé bị viêm mũi họng?

Trẻ bị viêm mũi họng cần được thăm khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của bé.

Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh của con bạn ở mức độ nhẹ, các bác sĩ khoa nhi khuyến khích cha mẹ nên áp dụng những cách sau đây để khắc phục các triệu chứng bệnh cho con. Bởi việc lạm dụng kháng sinh để chữa bệnh sẽ khiến con trẻ phải đối mặt với tình trạng nhờn thuốc và suy giảm hệ miễn dịch, hệ hô hấp. Khi đó, trẻ sẽ rất dễ bị vi khuẩn, vi rút tấn công và dễ bị nhiễm bệnh.

1/ Vệ sinh mũi họng bằng nước muối

Khi trẻ mới bị viêm mũi họng, các triệu chứng xuất hiện ban đầu như ngạt mũi, dịch mũi lỏng và có màu trong. Lúc này, cha mẹ nên sử dụng khăn mềm để lau nước mũi cho trẻ. Nếu dịch mũi có con trẻ có dấu hiệu đặc lại, cha mẹ nên nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ và chờ cho dung dịch nước muối thấm và làm mềm dịch mũi. Lúc này, cha mẹ nên dùng tay day day cánh mũi trẻ để nước mũi chảy ra ngoài, cải thiện tình trạng nghẹt mũi cho trẻ.

Trong trường hợp dịch mũi nhiều và đặc, cha mẹ cần sự hỗ trợ của dụng cụ hút. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên lạm dụng dụng cụ hút bởi có thể gây áp lực và làm tổn thương niêm mạc mũi. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên lưu ý trong quá trình xử lý dịch mũi, khăn lau dịch mũi cho trẻ nên được thay thường xuyên, bởi khăn cũ có thể vẫn còn tồn đọng vi khuẩn gây bệnh

2/ Xoa dầu và massage cho trẻ

Thông thường, dưới bàn chân có nhiều huyệt đạo và dây thần kinh có mối quan hệ đến lục phủ ngũ tạng trong cơ thể. Cho nên, khi bé bị viêm họng ho sổ mũi, cha mẹ thường xoa dầu và massage dưới gan bàn chân trẻ giúp giảm đau hiệu quả. Đây cũng là cách làm hữu ích được ông bà ta từ xưa áp dụng. 

Massage chân là cách giúp bé bị viêm mũi họng cải thiện bệnh hiệu quả

Mẹ chỉ cần thoa dầu vào gan bàn chân trẻ và dùng ngón cái xoa vào huyệt dũng tuyền ngay tại vị trí lõm giữa bàn chân rồi massage nhẹ nhàng. Với động tác này, khí huyết dưới bàn chân sẽ được lưu thông một cách dễ dàng giúp cải thiện triệu chứng lạnh chân, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi,… Hơn thế nữa, giải pháp này còn giúp bé ngủ ngon giấc và sâu. Tuy nhiên, các mẹ đừng quên mang tất cho trẻ sau khi massage và trước khi trẻ ngủ.

3/ Cho trẻ ngâm chân nước muối và gừng

Theo đông y, gừng có tính ấm và vị cay có công dụng trong việc giải trừ tà khí, cầm nôn và làm ấm tỳ vị. Bên cạnh đó, gừng còn có tác dụng làm ấm đường hô hấp  giúp giải cảm, trị ho khá tốt. Do đó, để giúp trẻ giảm ho, hạn chế tình trạng nghẹt mũi, viêm họng do bệnh viêm mũi họng gây ra, cha mẹ chỉ cần sử dụng vài củ gừng tươi đem giã nát và một muỗng muối hạt cho vào chậu nước ấm. Sau đó, dùng nước này cho con trẻ ngâm chân.

Trong quá trình ngâm chân, cha mẹ nên massage ở các ngón chân và gan bàn chân cho trẻ. Sau khi ngâm chân khoảng 15 – 20 phút, mẹ nên lau chân thật sạch cho trẻ và mang tất để giữ ấm bàn chân cho con. Tuy nhiên, trong quá trình ngâm, mẹ nên chú ý để nước nguội khoảng 40 độ C, tránh nước quá nóng gây bỏng da con trẻ.

4/ Xây dựng chế độ ăn cho con

Cha mẹ nên cho con ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và dễ nuốt. Tốt nhất nên chia bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa ăn nhỏ và không nên ép trẻ ăn hết lượng thức ăn cha mẹ chuẩn bị. Nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin C để giúp nâng cao hệ miễn dịch.

Tránh không cho trẻ sử dụng thực phẩm có chứa chất gây dị ứng, kích thích niêm mạc xoang như cua, gà, tôm, ghẹ,… Ngoài ra, cha mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ uống sữa và các chế phẩm từ sữa, bởi sữa sẽ khiến dịch mũi đặc hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Cha mẹ cũng có thể dùng mật ong hay quất chưng cho trẻ ngậm để chữa viêm họng cho trẻ.

Bé bị viêm mũi họng uống thuốc gì khỏi?

Ngoài việc lựa chọn các biện pháp điều trị tự nhiên, cha mẹ cũng có thể sử dụng thuốc để chữa trị bệnh cho con bao gồm:

1/ Thuốc kháng histamine

Thuốc kháng histamine giúp giảm sự giải phóng histamine và giúp cải thiện các triệu chứng ngứa và hắt hơi, sổ mũi ở trẻ. Một số loại thuốc kháng histamin dùng điều trị bệnh viêm mũi họng ở trẻ như diphenhydramine (Benadryl) hoặc hydroxyzine (Atarax). Tuy nhiên, cha mẹ cần tham vấn ý kiến bác sĩ về liều lượng dùng trước khi cho con trẻ sử dụng, bởi những loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ như buồn ngủ, buồn nôn,… 

2/ Thuốc xịt mũi

Bé bị viêm mũi họng uống thuốc gì? trẻ sơ sinh bị viêm mũi họng cấp

Thuốc xịt mũi giúp làm giảm viêm và giảm tình trạng phù nề bên trong niêm mạc mũi. Thuốc xịt mũi Corticosteroid thường được bác sĩ khuyên dùng cho con trẻ, giúp giảm nhanh các triệu chứng ở trẻ khi bệnh mới khởi phát. Tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho con trẻ, cha mẹ cũng nên tham vấn ý kiến bác sĩ về liều lượng dùng thích hợp, tránh trường hợp trẻ nhờn thuốc và gây khó khăn cho việc điều trị về sau.

3/ Thuốc thông mũi

Thuốc thông mũi giúp các mạch máu trong mũi lưu thông tốt hơn, giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn gây ngạt mũi. Thuốc thông mũi thường bán theo toa hoặc không theo toa. Nhưng cha mẹ cũng không nên tự ý mua cho con sử dụng, giảm thiểu tác dụng phụ xảy ra về sau.

4/ Thuốc chống Leukotrien

Thuốc chống Leukotrien là một loại thuốc mới được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm mũi họng. Loại thuốc này giúp làm giảm tình trạng tắc nghẽn mũi và giảm tình trạng ngứa ngáy do bệnh gây ra.

Những điều cha mẹ nên nhớ để giúp giảm nhanh chứng viêm mũi họng cho bé:

  • Vệ sinh nhà cửa, ga trải nệm, bao gối sạch sẽ.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với bất kỳ vật nuôi nào trong khu vực nhà nếu bạn xác định đó là nguyên nhân gây bệnh ở trẻ.
  • Thường xuyên vệ sinh bồn tắm và vòi sen tránh sự tích tụ bụi bẩn trong nhà.
  • Không nên đưa con ra đến những nơi có chứa nhiều phấn hoa.

Khi bé bị viêm mũi họng cha mẹ có thể áp dụng những giải pháp trên đây để giảm tình trạng đau và khó chịu cho trẻ. Bên cạnh đó, bậc phụ huynh cũng nên đưa con thăm khám và điều trị, ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng và gây ra biến chứng không mong muốn.

BTV: Khả Ngân

 → Mẹ hãy xem ngay:

Đánh giá bài viết

Bình luận (0)

Bé bị viêm mũi họng nên làm gì, uống thuốc gì?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *