Mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Có rất nhiều cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ dân gian. Các mẹ có thể tham khảo và áp dụng ngay tại nhà để giúp con thoát khỏi các triệu chứng khó chịu do tình trạng nghẹt mũi gây ra.

Chữa nghẹt mũi cho trẻ
Hướng dẫn các mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ, giúp bé khỏe và cha mẹ an tâm hơn

Tổng hợp nguồn tin trên báo Sức Khỏe và Đời Sống, theo lời bác sĩ Vũ Minh cho biết: “Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là các đối tượng rất dễ mắc phải các triệu chứng như nghẹt mũi, khó thở do các mô và mạch máu trong khoang mũi chứa quá nhiều chất nhầy. Và nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do dị ứng thời tiết, viêm xoang mũi, cảm lạnh hoặc do virut, vi khuẩn tấn công,… Vì vậy, để chữa nghẹt mũi cho trẻ, các mẹ nên tìm ra nguyên nhân gây bệnh để từ đó có biện pháp điều trị phù hợp”.

Cũng theo bác sĩ Vũ Minh, thông thường, cách duy nhất để cải thiện tình trạng nghẹt mũi ở trẻ đó là xì mũi. Nhưng hầu hết, các bé dưới 4 tháng tuổi đều không có khả năng tự xì mũi. Chính vì vậy, các mẹ nên tham khảo các mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sau đây để giúp con đẩy lùi bệnh.

6 Mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Mẹo dân gian là một trong những cách thường được nghĩ đến đầu tiên có thể thực hiện ngay tại nhà với mục đích giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu ở trẻ. Sau đây là một số cách chữa nghẹt mũi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả.

1/ Chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng cách hút chất nhầy ra ngoài

Hút chất nhầy ra khỏi mũi chính là cách chữa nghẹt mũi cho trẻ nhỏ hiệu quả. Chất nhầy được đẩy ra bên ngoài, giúp mũi thông thoáng và tạo điều kiện cho không khí ra vào dễ dàng, cải thiện tình trạng nghẹt mũi.

Để lấy chất nhầy ra khỏi mũi cho trẻ, các bậc phụ huynh cần chuẩn bị một bầu hút có đầu nhỏ thuôn dài và nhỏ dần về phía mũi, đầu còn lại to có thể cầm bóp lại và thả ra. Mục đích của dụng cụ này là để tạo lực hút, hút chất nhầy nằm sâu bên trong mũi ra ngoài.

Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ bằng bầu hút như sau:

  • Trước khi thực hiện thao tác hút chất nhầy, các bạn nên để trẻ nằm trên đùi. Với tư thế này sẽ giúp giữ trẻ dễ dàng hơn và giúp tiếp cận được lỗ mũi của trẻ.
  • Sau đó, các mẹ dùng tay bóp đầu phình của bầu hút và từ từ thả ra cho hơi nhả ra ngoài bớt.
  • Tiếp đến, đưa đầu hút vào mũi trẻ và thả đầu bóp ra cho trở lại trạng thái ban đầu, giúp hút chất nhầy.
  • Cuối cùng, các bạn thả toàn bộ lực tay tác động lên bầu hút, dốc ngược đầu nhỏ xuống và bóp mạnh đầu phình để đẩy dịch nhầy ra ngoài.
  • Thực hiện lặp lại động tác tương tự bên lỗ mũi còn lại.

Lưu ý: Các bạn nên vệ sinh dụng cụ bầu hút sạch sẽ trước và sau khi tiến hành hút dịch nhầy. Bởi dụng cụ không được vệ sinh sẽ tích tụ vi khuẩn, vi rút gây bệnh dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm trong đợt sử dụng sau.

2/ Sử dụng nước muối để điều trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ

Theo các chuyên gia, nước muối pha loãng không phải là thuốc nên rất an toàn khi áp dụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm có trong nước muối giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

Các mẹ có thể tự pha nước muối loãng bằng cách dùng 1/4 thìa cà phê muối cho vào cốc nước ấm và khuấy đều cho tan hoàn toàn. Sau đó, tiến hành sử dụng dung dịch nước muối này để rửa mũi cho con trẻ. Tuy nhiên, muối biển và muối iot thường không đảm an toàn vệ sinh. Do đó, tốt nhất các mẹ nên mua nước muối sinh lý, tránh hiện tượng viêm nhiễm gây khó khăn trong việc điều trị.

Nhỏ nước muối mẹo chữa nghẹt mũi ở trẻ em
Sử dụng nước muối để điều trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ khá hiệu quả

Cách chữa nghẹt mũi ở trẻ như sau:

  • Mẹ nên để cho trẻ đứng với tư thế nghiêng đầu sang một bên và hơi ngả người về phía trước một chút.
  • Các mẹ lấy nước muối sinh lý cho vào bình xịt đã được khử trùng rồi tiến hành xịt vào mỗi bên mũi của trẻ và chờ 15 phút.
  • Nước muối giúp làm loãng dịch nhầy và giúp chất dịch đẩy ra ngoài dễ dàng hơn theo cách trẻ hắt xì hoặc ho, giúp làm thông thoáng mũi, tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ.
  • Tuy nhiên, trong trường hợp các bé không hoặc hắt xì để đưa dịch mũi ra ngoài, các bạn nên dùng bầu hút.

3/ Xông hơi giúp chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Xông hơi là cách giúp chữa nghẹt mũi cho trẻ ngay tại nhà khá hiệu quả và an toàn. Hơi nước ấm sẽ giúp làm loãng dịch mũi và đẩy chất dịch ra ngoài. Lúc này, các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở ở trẻ sẽ được cải thiện.

Các mẹ cho trẻ tắm dưới vòi nước ấm hoặc đóng cửa phòng tắm và xả nước ấm để hơi nước không bị thoát ra ngoài.Khi đó, trẻ sẽ hít hơi nước ấm một cách tự nhiên. Ngoài ra, để đạt hiệu quả cao hơn, mẹ nên cho bé ngồi vào chậu tắm với nước ấm đã được pha sẵn.

Trong nước ấm mẹ nhỏ vài giọt tinh dầu oải hương, khuynh diệp hay dầu tràm. Hơi nước chứa tinh dầu sẽ tạo cảm giác thoải mái giúp trẻ dễ chịu hơn. Đồng thời, các hoạt chất trong tinh dầu thường mang lại kết quả tốt trong việc khử khuẩn, kháng trùng, làm sạch hệ thống hô hấp, giúp trẻ đào thải chất nhầy ra ngoài dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, trong quá trình xông hơi cho trẻ, các mẹ không nên kéo dài thời gian, bởi hơi nóng có thể gây kích thích niêm mạc mũi ở trẻ. Khoảng thời gian xông hơi tốt nhất từ 10 – 20 phút.

4/ Thay đổi môi trường sống chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Theo các chuyên gia dị ứng, môi trường sống góp phần không nhỏ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ em và cũng là tác nhân gây ngạt mũi. Do đó, các chuyên gia khuyên bậc phụ huynh nên thay đổi môi trường sống cho trẻ. Đây cũng chính là cách chữa nghẹt mũi cho trẻ khá hiệu quả thường được áp dụng ngay tại nhà, giúp sức khỏe của trẻ tốt hơn.

Một vài cách thay đổi môi trường sống của trẻ như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ: Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho con là cách tốt nhất phòng ngừa và ngăn chặn triệu chứng nghẹt mũi xảy ra ở trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên vệ sinh tay cho con bằng nước rửa có tính chất kháng khuẩn. Bởi tay là bộ phận dễ tiếp xúc với chất bẩn, vi khuẩn, virut gây bệnh. Do đó, vệ sinh tay giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm.
Vệ sinh tay chữa nghẹt mũi ở trẻ nhỏ
Cách tốt nhất để chữa nghẹt mũi cho trẻ nhỏ đó là vệ sinh tay chân sạch sẽ cho trẻ, ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng.
  • Loại bỏ tác nhân gây hại từ bên ngoài: Các chất kích thích như phấn hoa, khói thuốc lá, lông động vật,… đều là tác nhân gây nghẹt mũi ở trẻ. Vì vậy, cách duy nhất để chấm dứt tình trạng ngạt mũi ở trẻ em, cha mẹ nên loại bỏ ngay lập tức các tác nhân này. Nếu chẳng may con bạn mắc bệnh do khói thuốc, các bạn không nên hút thuốc mà cần bỏ ngay hoặc bạn cũng có thể di chuyển ra một nơi nào đó cách xa nhà. Bởi khói thuốc có chứa chất hóa học Nicotin, hoạt chất này không chỉ gây ngạt mũi, khó thở mà còn ảnh  hưởng đến nhịp tim và hệ hô hấp của trẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không cho trẻ tiếp xúc với lông động vật để cải thiện bệnh.
  • Thay đổi thời tiết: Thông thường, trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất yếu và rất dễ mắc bệnh khi tiết trời thay đổi. Do đó, cha mẹ nên giữ ấm cho con, nhất là vùng cổ, ngực,… để giảm thiểu tình trạng cơ thể phản ứng với thời tiết gây nghẹt mũi.
  • Thay đổi bộ lọc máy điều hòa: Như các bạn đều biết, bộ lọc điều hòa thường là nơi tích tụ và bám khá nhiều chất bẩn và virut, vi khuẩn gây bệnh. Đây cũng chính là yếu tố khiến trẻ bị nghẹt mũi. Vì vậy, thay bộ lọc điều hòa thường xuyên theo đúng định kỳ là giải pháp hữu hiệu giúp chữa nghẹt mũi ở trẻ em. Thông thường, các nhà sản xuất bộ lọc thường khuyên chúng ta thay bộ lọc trong khoảng thời gian 30 đến 60 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, cha mẹ có thể thay thường xuyên để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả nhà.

5/ Chữa nghẹt mũi cho trẻ bằng cách bổ sung đầy đủ dưỡng chất 

Tình trạng nghẹt mũi xuất hiện ở trẻ có thể là do cơ thể đang vận hành hệ miễn dịch để chống lại sự tấn công của các dị nguyên từ bên ngoài. Cho nên, cha mẹ cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất để giúp nâng cao sức đề kháng hỗ trợ chống lại các tác nhân xâm nhập.

Những thực phẩm bổ sung cho trẻ giúp tăng cường sức đề kháng đó là:

  • Uống nhiều nước là một trong những cách giúp chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khá hiệu nghiệm. Bởi nước sẽ giúp cơ thể điều tiết và tiết ra lượng chất nhầy lỏng hơn, tạo điều kiện cho chất nhầy thoát ra ngoài theo đường mũi dễ dàng. Bên cạnh đó, mẹ cho trẻ ngậm nước ấm thường xuyên sẽ giúp tác động đến khu vòm họng và mũi, giúp chất nhầy tan chảy. Mặt khác, uống đủ nước giúp giảm hiện tượng táo bón xảy ra ở trẻ nhỏ.
  • Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất khoáng, vitamin, đặc biệt là vitamin C là cách giúp cơ thể nâng cao hệ miễn dịch, tạo ra các kháng thể khỏe mạnh, loại bỏ tác nhân gây bệnh. Táo, Quýt, Cam,… là những trái cây chứa hàm lượng vitamin C khá dồi dào, cha mẹ cần thêm vào khẩu phần ăn cho con trẻ.
  • Các mẹ có thể cho con ăn các món tốt cho bệnh và hỗ trợ tiêu hóa tốt như cháo hoặc súp nấu từ các loại rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất. Bởi khi ngạt mũi, trẻ sẽ bị viêm họng, các món ăn này giúp trẻ nuốt dễ dàng hơn.
  • Đối với một số trường hợp trẻ biếng ăn, không muốn ăn, các mẹ cũng có thể cho trẻ ăn ngũ cốc để thay thế. Bởi ngũ cốc có chứa đầy đủ dinh dưỡng giúp bồi bổ cơ thể. Song song với quá trình ăn, hơi ấm sẽ giúp làm loãng chất nhầy và giúp mũi thông thoáng.

6/ Điều trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ khi trẻ đang ngủ

Ngủ là thời gian quan trọng để cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn giúp đào thải độc tố và hỗ trợ hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, nghẹt mũi là nguyên nhân khiến cho nước mũi chảy ngược xuống cổ họng gây ho và khó thở dẫn đến tình trạng khó ngủ. Chính vì vậy, cha mẹ cần lưu ý các cách xử lý sau đây để khắc phục các triệu chứng cơ bản trên, giúp con ngon giấc hơn.

Ngủ gối cao đầu chữa ngạt mũi cho trẻ nhỏ
Điều trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ khi trẻ đang ngủ bằng cách cho trẻ nằm cao đầu
  • Ngủ đủ giấc: Khi trẻ mắc bệnh, cơ thể sẽ mất sức và thường cảm thấy mệt hơn rất nhiều so với trẻ không bị bệnh. Lúc này, điều trẻ cần là một giấc ngủ sâu và dài để cơ thể tự hồi phục sức, tăng đề kháng kháng lại vi khuẩn gây bệnh. Vì thế, điều ba mẹ cần làm lúc này là đảm bảo cho con trẻ một giấc ngủ thật sâu ngay cả ban ngày lẫn ban đêm.
  • Gối cao đầu khi ngủ: Phụ huynh nên cho con ngủ trong tư thế đầu cao hơn chân bằng cách nâng cao đầu cho bé khi ngủ. Cha mẹ chỉ cần sử dụng một chiếc khăn bông mềm và cuộn lại kê dưới đầu trẻ. Cách làm này sẽ giúp con trẻ dễ thở và ngủ ngon hơn, cải thiện bệnh hiệu quả.
  • Tăng độ ẩm trong phòng ngủ của trẻ: Không khí hanh khô sẽ gây kích thích niêm mạc mũi và gây viêm, nhất là với trẻ nhỏ khi lớp niêm mạc chưa hoàn thiện. Cho nên, tăng độ ẩm trong phòng ngủ là cách chữa nghẹt mũi cho trẻ được ưu tiên sử dụng. Nhiệt độ ẩm trong phòng có thể tạo ra bằng máy tạo độ ẩm hoặc máy khuếch tán tinh dầu,… Hơi ẩm sẽ giúp bảo vệ niêm mạc, giúp hệ hô hấp hoạt động tốt hơn, giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi xảy ra.

Cần làm gì để phòng tránh nghẹt mũi cho bé?

Để phòng tránh nghẹt mũi cho bé, tốt nhất cha mẹ nên dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Sau đây là một số biện pháp phòng tránh nghẹt mũi xảy ra ở trẻ, cha mẹ cần nắm để bảo vệ sức khỏe cho con.

  • Mẹ nên giữ ấm cho bé khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào mùa đông. 
  • Vệ sinh nhà sạch sẽ, loại bỏ mạt bụi nhà và không cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật,…
  • Quan trọng hơn cha mẹ không nên để bé đến những nơi nhiều bụi bẩn, khói bụi hoặc môi trường không khí ô nhiễm.
  • Bế con trẻ ở tư thế thẳng và khi ngủ nên kê đầu trẻ cao hơn một chút.
  • Đối với trẻ bị bệnh nhưng ở mức độ nhẹ, mẹ có thể dùng thuốc nhỏ mũi theo đơn của bác sĩ. Không được tự ý dùng thuốc cho con khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn, nhất là đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi.

Với các cách chữa nghẹt mũi cho trẻ được chúng tôi tổng hợp trên đây, cha mẹ có thể tham khảo. Tuy nhiên, trong trường hợp đã áp dụng nhưng tình trạng của bé không thuyên giảm, các bạn nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị, tránh trường hợp bệnh chuyển biến nặng có thể gây biến chứng xấu.

Biên tập: Minh Nhật

➥ Đừng nên bỏ qua:

Đánh giá bài viết

Bình luận (0)

Mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.