Hướng dẫn mẹ cách trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh

Chứng sổ mũi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó có cả trẻ sơ sinh. Chứng bệnh này không chỉ khiến cho bé khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn mà còn làm tăng nguy cơ mắc viêm họng, viêm phế quản do bội nhiễm. Để ngăn ngừa các biến chứng xấu xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe bé, cha mẹ nên tìm cách chữa trị dứt điểm chứng sổ mũi cho con ngay từ thời điểm trẻ bắt đầu bị bệnh. Bài viết sẽ hướng dẫn các mẹ cách trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh một cách an toàn nhất.

Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi, do vậy cha mẹ cần chú ý theo dõi thêm các biểu hiện đi kèm để xác định chính xác “thủ phạm” gây bệnh cho trẻ nhằm có hướng xử lý thích hợp. Bé nhà bạn có thể bị sổ mũi vì những lý do dưới đây:

  • Do bị viêm mũi dị ứng: Trường hợp này bé sẽ bị sổ mũi, ngạt mũi, kèm theo những tràng hắt hơi liên tục, ngứa mắt, ngứa mũi.
  • Do dịch nhầy trong bào thai còn tồn đọng trong mũi: Trường hợp này còn gọi là ngạt mũi sơ sinh. Lúc này bé sẽ bị xổ mũi mà không có bất kì biểu hiện nào khác do các chất nhày trong bào thai còn tồn đọng trong đường hô hấp của bé.
  • Do tiếp xúc với không khí lạnh: Thời tiết trở lạnh đột ngột thường khiến cho trẻ sơ sinh chỉ bị sổ mũi đơn thuần
  • Cảm lạnh cũng gây sổ mũi: Khi mắc căn bệnh này bé còn các biểu hiện khác như sốt nhẹ, viêm họng, nôn trớ khi ăn, hắt hơi kèm chảy nước mắt.
  • Cảm cúm: Bé bị cúm không chỉ bị sổ mũi mà sẽ có những triệu chứng nặng như cơ thể mệt mỏi, rét run, bỏ ăn, đau họng, đau nhức mình mẩy.
  • Sổ mũi do vướng dị vật trong mũi: Bụi bẩn, dị vật vướng trong mũi có thể khiến bé chảy nước mũi, nghiêm trọng hơn là gây trầy xước chảy máu mũi khiến bé đau đớn.

Cách trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Các mẹ nên nhớ chỉ nên sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh khi thật sự cần thiết bởi bất kì loại tân dược nào cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Để xử lý tình trạng này các mẹ có thể tham khảo một số mẹo dưới đây:

  • Nhỏ và hút mũi cho bé thường xuyên

Mẹ hãy dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho con 4 lần/ ngày , sau đó dùng dụng cụ hút mũi nhẹ nhàng hút ra. Nước muối sẽ làm loãng dịch mũi , đồng thời sát khuẩn và làm sạch đường thở của bé.

  • Cho trẻ bú nhiều cữ hơn bình thường

Chất lỏng sẽ làm dịch nhầy trong mũi loãng ra giúp cho lỗ mũi được thông thoáng, bạn cũng sẽ dễ dàng vệ sinh mũi cho con hơn. Do vậy bạn nên cho bé bú nhiều cữ hơn bình thường, với những trẻ bú sữa ngoài cũng cần tăng lượng sữa và cữ bú, đồng thời cho bé uống thêm nước để làm sạch khoang miệng.

  • Tắm cho bé bằng nước ấm

Nước ấm sẽ giúp thân nhiệt của bé tăng lên, từ đó dịch mũi cũng lỏng hơn và dễ dàng chảy ra ngoài. Lúc này bạn chỉ cần lấy dụng cụ hút mũi cho con rất dễ dàng. Ngoài ra bạn cũng có thể cho vào nước tắm của bé một ít tinh dầu tràm để giữ ấm cơ thể cho bé. Đây là cách trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh rất đơn giản nhưng hiệu quả.

  • Kê cao đầu khi bé ngủ

Việc kê cao đầu khi bé ngủ vừa có tác dụng ngăn chặn tình trạng nước mũi chảy ngược vào trong khoang mũi gây nghẹt mũi hoặc chảy ngược xuống cổ họng gây viêm đường hô hấp dưới, lại giúp bé dễ thở hơn. 

Hy vọng với những mẹo nhỏ trên con yêu của bạn sẽ mau chóng phục hồi sức khỏe!

Đánh giá bài viết

Bình luận (0)

Hướng dẫn mẹ cách trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.