Bé 6 tháng tuổi bị sổ mũi nên làm gì?

Hiện tượng sổ mũi, chảy nước mũi ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ diễn ra khá thường xuyên, đặc biệt là khi sức đề kháng của trẻ suy yếu. Sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi là những triệu chứng ban đầu cho thấy trẻ có thể đã bị cảm cúm hoặc viêm xoang, nếu bạn có một bé nhà 6 tháng tuổi gặp tình trạng tương tự thì hãy xử lý theo cách sau.

Phụ huynh có thể chẩn đoán nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi dựa trên những triệu chứng đi kèm khác, song để biết chính xác trẻ mắc bệnh gì, tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám và lắng nghe kết luận cuối cùng từ bác sĩ.

Cách xử lý khi bé 6 tháng tuổi bị sổ mũi

1. Tắm nước gừng cho bé

Chọn  từ 1-2 củ gừng tươi, giữ nguyên vỏ, rửa sạch, giã nát và tắm cho bé. Cho bé ngâm mình trong chậu nước ấm một lúc , đặc biệt là phần ngực và lưng. 

Kiên trì tắm cho bé liên tục trong 1 tuần, kết hợp với rửa mũi bằng nước muối sinh lý và cho bé uống siro để giảm bớt các triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi. Sau một đến hai tuần sức khỏe của bé sẽ nhanh chóng được phục hồi.

2. Dùng bài thuốc dân gian

Phụ huynh có thể áp dụng một vài bài thuốc dân gian an toàn cho bé như: dùng đường phèn đem hấp chung với quất/ chanh, phạt thủ hoặc hoa đu đủ rồi cho bé dùng 3 lần/ngày.  

**Lưu ý: mẹ tuyệt đối không nên cho bé mới 6 tháng tuổi dùng mật ong, vì thực phẩm này chỉ phù hợp cho bé từ 1 tuổi trở lên mà thôi. 

Những bài thuốc trên không chỉ giúp trị ho, sổ mũi mà mẹ còn có thể cho bé uống mỗi ngày vào mùa đông để phòng ngừa cảm cúm hiệu quả. 

Mẹ nên tham khảo thêm:

3Matxa mũi bé với tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm mang đến công hiệu giải cảm rất tốt, mẹ chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào lòng bàn chân, tay, cổ, ngực của bé và massage nhẹ nhàng, sau đó cho bé đeo tất và bao tây để giữ ấm. Dầu tràm tuy không nóng nhưng cũng không nên dùng quá nhiều vì chúng có thể khiến lỗ chân lông của trẻ bị tắc nghẽn.

Massage bằng tinh dầu trà vào mỗi tối cũng giúp bé đỡ bị nghẹt mũi và sổ mũi về đêm, rất phù hợp để áp dụng vào mùa lạnh. 

4. Làm sạch mũi bằng bóng hút mũi hoặc bấc sâu kèn

Mẹ có thể tìm mua bóng hút mũi để hút mũi cho con hoặc dùng bấc sâu kèn để làm sạch dịch mũi cho bé.

Dùng khăn ăn loại sạch, có chất lượng tốt hoặc khăn khô, cuốn lại thành bấc sâu kèn, số lượng khoảng độ 5-10 chiếc tùy vào lượng dịch mũi của bé nhiều hay ít.

Một tay giữ lấy trán con, tay còn lại mẹ nhẹ nhàng đặt bấc sâu kèn vào bên trong khoan mũi, đợi cho đến khi dịch mũi thấm ướt giấy, nhẹ nhàng lấy bấc ra, vứt bấc củ và thay bấc mới, làm lần lượt như thế cho đến khi mũi của bé hoàn toàn sạch sẽ. 

>>Hướng dẫn mẹ: Cách rửa mũi cho bé an toàn

Phòng ngừa sổ mũi ở trẻ nhỏ:

– Cách ly bé khỏi những người bị bệnh, nếu được mẹ nên tránh để bé tiếp xúc với nhiều người ở nơi công cộng.

– Rửa tay sạch trước và sau khi ăn, sau khi vệ sinh hoặc trước khi thực hiện các thao tác chăm sóc bé bằng xà phòng hoặc gel rửa tay.

– Vệ sinh phòng ngủ, đồ chơi, chăn mềm và núm vú mà bé sử dụng hằng ngày.

Sổ mũi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, song các bậc phụ huynh không nên xem thường, khi trẻ có biểu hiện trên mẹ cần xử lý sớm để tránh biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Đánh giá bài viết

Bình luận (1)

Bé 6 tháng tuổi bị sổ mũi nên làm gì?

Bình luận (1)

  1. Hoang hai Trả lời

    Chao bác cho em hoi con em duoc 6 thang nang 7kg may hôm nay chau hay hat hoi so mui xanh vay em phai lam dao

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.