Trẻ sơ sinh có đờm ở cổ phải làm sao

Trẻ sơ sinh có đờm ở cổ có thể là một biểu hiện sinh lý bình thường hoặc là biểu hiện của các bệnh lý nhiễm khuẩn ở đường hô hấp cần được chữa trị. Cha mẹ cần lưu ý phân biệt để ứng phó đúng cách khi con mình rơi vào tình huống này.

Đờm vướng víu trong cổ họng khiến trẻ rất khó chịu

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh có đờm ở cổ

Đờm xuất hiện ở cổ họng của trẻ sơ sinh có thể do chất nhầy trong bụng mẹ còn sót lại từ khi sinh ra hoặc có thể là biểu hiện của một số bệnh lý sau:

  • Viêm tiểu phế quản: Đây là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Biểu hiện của bệnh là ho có đờm, thở khò khè, sốt, khó thở…
  • Trào ngược thực quản dạ dày: Ở trẻ sơ sinh dạ dày còn nằm ngang nên rất dễ bị trào ngược thực quản dạ dày, nhất là khi mẹ để bé nằm xuống ngay sau khi ăn xong. Axit trong dạ dày có thể gây kích ứng niêm mạc cổ họng tiết ra đờm
  • Viêm họng: Biểu hiện của bệnh là ho khan hoặc ho có đờm, bé có thể bị sốt , mệt mỏi, đau họng nên dễ bị nôn trớ khi ăn.
  • Viêm phế quản: Bé sẽ bị ho kéo dài, khạc ra đờm  trong hoặc màu trắng , sốt, khó thở, thở khò khè khi mắc căn bệnh này.
  • Viêm phổi: Bệnh thường gây sốt, nhịp thở nhanh, khó thở, môi khô, lưỡi bẩn, ho khan hoặc ho có đờm…Viêm phổi hoàn toàn có thể  xảy ra ở trẻ sơ sinh nếu như bé không được chăm sóc đúng cách.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh có đờm ở cổ

Trường hợp đờm ở cổ họng không phải do bệnh lý:

Khi phát hiện bé nhà bạn có đờm ở cổ họng, nếu đây chỉ là biểu hiện đơn độc thì mẹ có thể tống sạch  đờm rãi trong cổ họng cho bé bằng cách sau:

  • Đầu tiên đặt bé nằm ngửa trên mặt phẳng rồi xịt khoảng 1/2-1/3 lọ nước muối sinh lý vào mũi của bé . Mục đích là để làm loãng dịch nhầy ra.

  • Sau đó mẹ nhanh tay lật bé nằm úp xuống đùi mẹ , đặt đầu thấp hơn so với lưng và mông. Tay trái đỡ lấy đầu bé, tay phải chụm lại thành hình chóp nón vỗ mạnh vào mông, rồi lần lượt vổ nhẹ phía dưới 2 bên bả vai. Làm như thế  trẻ sẽ khóc và ói hết phần dịch đờm mắc trong cổ họng ra ngoài.

Nếu không chắc chắn làm được mẹ có thể đưa bé tới bệnh viện Nhi Đồng để làm vật lý trị liệu lấy hết đờm ở cổ họng ra cho bé.

-Trường hợp trẻ sơ sinh có đờm ở cổ họng kèm theo các biểu hiện bệnh lý khác:

Lúc này mẹ  cần sớm đưa con tới bệnh viện khám để chuẩn đoán bệnh và được hướng dẫn cách điều trị thích hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về nhà cho bé uống bởi bé có thể gặp nguy hiểm về tính mạng và sức khỏe nếu dùng thuốc không đúng bệnh hoặc không đúng liều lượng cho phép.

Bên cạnh đó  mẹ có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc bé tại nhà như sau:

  • Thường xuyên vỗ nhẹ vào lưng trẻ ở vị trí hai bên phổi để giúp làm long đờm và kích thích lưu thông máu đến phổi. Động tác này đơn giản nhưng sẽ giúp bé dễ thở mà mau lành bệnh hơn.
  • Nhỏ nước muối sinh lý để làm sạch mũi cho bé 2-3 lần/ ngày. Nếu bé bị nghẹt mũi có thể làm bấc sâu kèn để thấm dịch mũi ra.
  • Phòng ngủ của bé phải luôn được vệ sinh thường xuyên cho sạch sẽ và thoáng mát. Không nên đặt thú nhồi bôi cạnh bé hay cho bé sử dụng quần áo, khăn và chăn mềm có nhiều lông.

Trong quá trình dùng thuốc tại nhà nếu mẹ thấy bé có bất cứ biểu hiện gì nghiêm trọng hoặc các triệu chứng bệnh có xu hướng tăng nặng thì  nên  đưa bé quay trở lại bệnh viện  để tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh có đờm ở cổ và có cách xử lý khác có hiệu quả hơn.

MỘT SỐ KIẾN THỨC MẸ NÊN TÌM HIỂU

Đánh giá bài viết

Bình luận (0)

Trẻ sơ sinh có đờm ở cổ phải làm sao

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *