Làm gì khi bé sơ sinh bị cảm cúm?

Làm gì khi bé sơ sinh bị cảm cúm? Đây là điều khiến không ít các bậc phụ huynh có con nhỏ phải băn khoan bởi đối với trẻ sơ sinh thì bất cứ sai lầm nào trong việc chữa trị cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Bài viết sẽ chia sẻ những thông tin chuẩn xác nhất trong việc điều trị và chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị cúm, các mẹ lưu ý để áp dụng đúng để con yêu mau lành bệnh nhé.

Dấu hiệu nhận biết bệnh cảm cúm ở trẻ sơ sinh

Bệnh cảm cúm có những triệu chứng khá tương đồng với 1 căn bệnh ho hay viêm họng khác nên ch mẹ cần chú ý để nhận biết chính xác nhằm co hướng điều trị đúng đắn. Trẻ sơ sinh bị cảm  cúm thường có những dấu hiệu như sau:

  • Nghẹt mũi
  • Sổ mũi: Ban đầu nước mũi trong nhưng càng về sau nước mũi sẽ trở nên đặc hơn và có thể chuyển sang màu vàng hoặc màu xanh lá cây.
  • Bé có thể bị sốt nhưng chỉ là sốt nhẹ ( dưới 38 độ)

  • Ho, hắt hơi
  • Biếng ăn, bỏ bú
  • Trong người bứt rứt khó chịu, hay quấy khóc
  • Ngủ không yên giấc
  • Đau họng, hay nôn trớ khi ăn
  • Trẻ mệt mỏi, đau nhức mình mẩy
  • Bé có thể bị tiêu chảy khi mắc cúm.

Cần làm gì khi bé sơ sinh bị cảm cúm?

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng khá yếu nên khi trẻ bị cúm nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách trẻ sẽ rất dễ bị biến chứng viêm phế quản, viêm phổi. Do vậy ngay khi có các triệu chứng đầu tiên cha mẹ nên đưa bé tới bệnh viện khám. Các thuốc kháng sinh thường không có tác dụng với căn bệnh này, do vậy biện pháp chữa trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh là cho trẻ dùng thuốc điều trị triệu chứng kết hợp với các biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà.

– Về thuốc chữa bệnh: 

  • Thuốc hạ sốt: Dùng trong trường hợp bé bị sốt từ 38 độ trở lên, acetaminophen là loại thuốc hạ sốt thường được chỉ định cho trẻ sơ sinh.
  • Thuốc chống nghẹt mũi: Có thể cho trẻ dùng các loại thuốc như Xylometazoline, Oxymetazoline hay Phenylephedrine..
  • Thuốc trị sổ mũi: Thường là thuốc kháng histamin hoặc thuốc Ipratroium bromide
  • Ho: Các thuốc giảm ho thường không có hiệu  quả đối với căn bệnh này bởi triệu chứng ho do cảm cúm thường xảy ra khi niêm mạc họng bị kích thích bởi dịch từ trên mũi chảy xuống. Do vậy không cần thiết phải chỉ định loại thuốc này cho bé sơ sinh bị cảm cúm.

Lưu ý: Cha mẹ chỉ nên dùng thuốc cho trẻ khi có sự chỉ định của bác sĩ.

– Các biện pháp chăm sóc bé tại nhà:

  • Tăng cữ bú của trẻ: Trẻ cần được bổ sung nhiều chất lỏng khi bị bệnh do vậy mẹ cần cho trẻ bú nhiều lần hơn ngày thường. Đặc biệt sữa mẹ sẽ giúp bé tăng cường khả năng miễn dịch để đẩy lùi bệnh cúm.
  • Làm loãng dịch nhầy trong mũi giúp trẻ dễ thở hơn bằng cách nhỏ nước muối sinh lý và hút mũi cho trẻ ngày 3-4 lần.
  • Lắp máy tạo độ ẩm không khí trong phòng: Điều này sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ.
  • Kẹp nhiệt độ thường xuyên để theo dõi nhiệt độ của trẻ nhằm có hướng xử lý kịp thời khi bé bị sốt
  • Thoa dầu khuynh diệp, dầu bạc hà, dầu tràm vào  lòng bàn tay bàn chân và ngực của bé trước khi đi ngủ sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn
  • Cho bé gối đầu cao hơn một chút trong lúc ngủ , như vậy lỗ mũi sẽ bớt nghẹt hơn.
  • Phòng ngủ của bé phải yên tĩnh, thoáng mát để bé được nghỉ ngơi và ngủ sâu giấc hơn, nhờ vậy bé sẽ có nhiều sức lực hơn để chiến đấu với bệnh cúm.

Nắm rõ những kiến thức ở trên chắc chắn các mẹ sẽ biết cách phải làm gì khi bé sơ sinh bị cảm cúm? Đây là những kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh cơ bản các bậc phụ huynh có con nhỏ cần biết.

Kiến thức hữu ích cho mẹ:

Đánh giá bài viết

Bình luận (0)

Làm gì khi bé sơ sinh bị cảm cúm?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.