Dùng thuốc nhỏ mũi naphazolin cần biết những điều này

Naphazolin được biết đến là một loại thuốc nhỏ mũi có tác dụng chống nghẹt mũi, giảm các triệu chứng và giảm sung huyết trong các trường hợp viêm mũi cấp, mạn tính, viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng, viêm mũi do cảm lạnh. Tuy nhiên, khi dùng thuốc nhỏ mũi naphazolin bạn cần biết những điều này để đem lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn nhất.

Dùng thuốc nhỏ mũi naphazolin cần biết những điều này

1. Công dụng của thuốc nhỏ mũi naphazolin

– Naphazolin là thuốc nhỏ mũi có tác dụng giảm tấy đỏ, sưng, ngứa, chảy nước mắt do cảm lạnh, dị ứng hay kích ứng mắt do một số nguyên nhân như khói bụi, nước hồ bơi hoặc đeo kính áp tròng. Loại thuốc này thuộc dạng chất kích thích thần kinh giao cảm tác động lên mắt giúp giảm sung huyết.

– Naphazolin là một dược chất chống nghẹt mũi có tác dụng nhanh, vì vậy thuốc được dùng để giảm triệu chứng và giảm sung huyết trong các trường hợp như: Viêm xoang, viêm mũi cấp hoặc mạn tính.

– Thuốc có tác dụng giảm sưng, giúp cho dễ quan sát niêm mạc mũi và họng trước khi phẫu thuật hoặc thủ thuật chẩn đoán, làm thông lỗ vòi nhĩ bị tắc ở người bệnh viêm tai, dùng nhỏ vào kết mạc mắt để giảm sung huyết, ngứa và kích ứng.

Mỗi lần nhỏ, thuốc có tác dụng kéo dài trong vòng 2-6 giờ, thuốc có giá thành rẻ chỉ vài ngàn đồng/lọ, hầu hết có ở các nhà thuốc và thuốc đem lại hiệu quả nhanh đó là khi bị ngạt mũi nhỏ thuốc vào là mũi thông làm cho người bệnh dễ thở ngay. Vì vậy mà loại thuốc này thường được nhiều người lựa chọn sử dụng.

Thuốc nhỏ mũi naphazolin

Thuốc nhỏ mũi naphazolin có tác dụng giảm nghẹt mũi

2. Liều lượng và cách dùng

– Đối với trường hợp sung huyết mũi (ngạt mũi):

+ Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: dùng dung dịch 0,05% hoặc 0,1%.

+ Trẻ em 6 đến 12 tuổi: dùng dung dịch 0,025 hoặc 0,05% cần phải có sự theo dõi của bác sĩ.

+ Nhỏ 1-2 giọt hoặc xịt vào mỗi lỗ mũi, 3-6 giờ một lần nếu cần thiết. Thời gian dùng không nên quá 3-5 ngày.

+ Liều cho trẻ em dưới 6 tuổi chưa được xác định, vì vậy nếu muốn sử dụng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.

– Đối với trường hợp sung huyết kết mạc:

Nhỏ vào kết mạc 1-3 giọt dung dịch 0,1% hoặc nồng độ thấp hơn, 3-4 giờ 1 lần. Không dùng liên tục quá 3-4 ngày nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

3. Một số tác dụng phụ do naphazolin gây ra

– Thông thường, những phản ứng phụ nghiêm trọng ít xảy ra khi dùng tại chỗ thuốc nhỏ mũi naphazolin ở liều điều trị. Một số phản ứng phụ có thể gặp nhưng thoáng qua như kích ứng niêm mạc nơi tiếp xúc, phản ứng sung huyết trở lại có thể xảy ra, khi dùng lâu ngày cũng có thể xảy ra một số phản ứng toàn thân.

– Có cảm giác bỏng, rát, khô hoặc loét niêm mạc, hắt hơi, sung huyết trở lại với biểu hiện như đỏ, sưng và viêm mũi khi dùng thường xuyên, lâu ngày, mắt nhìn mờ, giãn đồng tử, tăng hoặc giảm nhãn.

– Ngoài ra, còn kèm theo một số triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, đánh trống ngực.

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc naphazolin

Naphazolin là một loại thuốc nhỏ mũi, xịt mũi có tác dụng giúp co mạch, giảm tình trạng nghẹt mũi hiệu quả. Tuy nhiên, các bác sỹ khuyến cáo, đây không phải là một loại thần dược chữa nghẹt mũi, nên khi sử dụng cần lưu ý những điều cơ bản sau:

Không nên dùng thuốc nhỏ mũi naphazolin cho trẻ sơ sinh

Tuyệt đối không dùng thuốc nhỏ mũi naphazolin cho trẻ sơ sinh

– Không được dùng thuốc nhỏ mũi naphazolin liên tục quá 3 ngày. Sử dụng nhiều lần trong ngày hoặc dùng liên tục trên 1 tuần có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc, không những không còn tác dụng chống sung huyết, mà còn làm cho nghẹt mũi nhiều hơn, gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như phù nề, viêm teo mũi…

– Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, liều dùng thông thường của naphazolin loại dung dịch 0,05% hoặc 0,1%.

– Đối với trẻ từ 7 -12 tuổi, cũng chỉ được dùng dung dịch naphazolin 0,05% với điều kiện là có chỉ định và giám sát của bác sĩ chuyên khoa khám bệnh cho trẻ.

– Còn đối với trẻ em dưới 7 tuổi, khi thật cần thiết có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, chỉ được dùng dung dịch 0,025%. Đồng thời, trong quá trình điều trị nên theo dõi triệu chứng của trẻ, cần báo cho bác sĩ ngay nếu có xảy ra các tác dụng phụ nguy hiểm.

– Tuyệt đối không dùng thuốc nhỏ mũi naphazolin cho trẻ sơ sinh, bệnh nhân bị bệnh glocom.

Trên đây là một số thông tin về thuốc nhỏ mũi naphazolin bạn có thể tham khảo để từ đó biết cách sử thuốc hiệu quả, tránh gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.

→ Có thể bạn đang muốn biết:

Đánh giá bài viết

Bình luận (0)

Dùng thuốc nhỏ mũi naphazolin cần biết những điều này

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.