Kinh nghiệm dân gian trị sổ mũi cho trẻ

Thay vì trông chờ vào hiệu quả của các loại thuốc tây, nhiều mẹ đã tìm đến những cách trị sổ mũi dân gian bởi chúng vừa tiện lợi lại mang đến kết quả nhanh chóng mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé. Các bài thuốc dân gian chữa ho và sổ mũi cho bé khá dễ tìm và dễ thực hiện, mẹ chỉ cần làm theo những hướng dẫn sau là sẽ có ngay bài thuốc trị ho, sổ mũi tại nhà cho bé.

Sổ mũi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi (tỉ lệ mắc bệnh chiếm từ 75-80% có trẻ trong độ tuổi này), đặc biệt bệnh có dấu hiệu gia tăng khi gặp điều kiện thuận lợi như thay đổi thời tiết đột ngột, trời chuyển từ nóng sang lạnh, ô nhiễm không khí nặng…

Kinh nghiệm dân gian trị sổ mũi cho trẻ

Sổ mũi được chia làm 2 loại là sổ mũi do vi khuẩn (viêm mũi mủ) và sổ mũi xuất tiết. Việc điều trị sẽ phụ thuộc phần nhiều vào thể sổ mũi mà trẻ mắc phải cũng như giai đoạn của bệnh.

1. Trị sổ mũi với nước chanh ấm

Aixit nitric tự nhiên trong chanh được xem là một trong những chất sát khuẩn tự nhiên an toàn. Chanh còn chứa khá nhiều vitamin C, có tác dụng tăng cường miễn dịch và giúp loại bỏ bớt độc tố trong cơ thể. Nhờ đó, khi mẹ cho trẻ dùng nước chanh ấm sẽ giúp rút ngắn được thời gian bị sổ mũi của trẻ. 

Mẹ dùng khoảng 30ml nước chanh, có thêm một chút mật ong và khuấy đều với nửa ly nước ấm. Chi trẻ uống 2 lần mỗi ngày đến khi dịch trong khoang mũi của trẻ ngưng chảy hẳn.

LƯU Ý: Trong mật ong có chứa một loại bào tử nấm có tên khoa học là  Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc. Vì vậy, nếu là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì bạn không nên hấp mật ong với chanh cho trẻ uống. 

2. Trị sổ mũi với tỏi

Tỏi là thực phẩm thiên nhiên an toàn có công hiệu cao trong phòng và điều trị nhiều bệnh có liên quan đến đường hô hấp. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra dược tính của tỏi dùng trong việc khử trùng, diệt khuẩn và điều trị co thắt.

Mẹ có thể dùng tỏi trị sổ mũi cho bé bằng cách:

– Dùng 4 tép tỏi tươi, bỏ vỏ, băm nhuyễn, thêm 5ml nước ép hành và một nhúm muối, cho tất cả vào 250ml  rồi đun sôi. Cho trẻ dùng nước này 2 lần mỗi ngày để làm thông thoáng đường thở của trẻ và làm sạch chất độc. Nước tỏi có thể giúp làm giảm nhiệt độ của cơ thể và trị được chứng sổ mũi rất tốt.

– Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện cách sau: dùng giấy bạc bọc khoảng 4-5 tép tỏi còn nguyên vỏ và đem nước trên lửa. Đảo đều tay để tỏi chin1m khi ngửi thấy mùi thơm của tỏi là được.  Đợi giấy bạc nguội, bạn gỡ lớp vỏ tỏi ra, bóc lấy lớp vỏ đen, cho tỏi vào chén nhỏ, sau đó thêm khoảng 20ml nước chín, sau đó ép mạnh tay để tỏi nát đều. Gạn lấy phần nước ép và cho trẻ uống từ 1-2 lần trong ngày. 

3. Trị sổ mũi với gừng

Gừng cũng là một trong những loại thảo dược có tác dụng giải cảm và sát khuẩn tốt. Để trị sổ mũi với gừng, hãy cho một nhánh gừng băm nhuyễn vào món súp gà của trẻ. Hoặc đun sôi gừng băm với tí nước rồi thêm ít đường và cho trẻ dùng từ 2-3 lần mỗi ngày.

LƯU Ý: chỉ cho trẻ uống nước gừng khi còn nóng để bao tử trẻ không bị khó chịu.

THÔNG TIN THÊM:

4. Trị sổ mũi với là húng chanh và quất

Chọn khoảng 15-16 lá húng chanh còn tươi và 4-5 quả quất xanh. Đem hai thứ đi rửa sạch rồi cho vào máy xay nhuyễn. Tiếp đến, đổ chúng ra bát và thêm một ít đường phèn đủ dùng, đem hấp cách thủy khoảng 20 phút là có thể dùng được. Cho trẻ dùng từ 1-2 lần/ngày đến khi trẻ hết ho.

LƯU Ý: bài thuốc này không dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

5. Trị sổ mũi với nghệ tươi

Nghệ tươi, hay còn gọi là nghệ cái, đem giã nhỏ, thêm vào ít nước lọc và 5g đường phèn. Đem hỗn hợp này cho vào nồi rồi hấp cách thủy khoảng 10 phút. 

Mỗi ngày cho trẻ dùng 1/2 thìa cafe hỗn hợp tùy vào độ tuổi của bé. Uống mỗi ngày 3 lấn cho đến khi trẻ khỏi bệnh.

6. Trị sổ mũi với đường, lê và xuyên bối

Mẹ mua một trái lê to, rửa sạch, bỏ vỏ, khoét bỏ lõi. Cho vào bên trong lõi lê khoảng 2-3 cục đường phèn nhỏ, 5-6 hạt xuyên bối (có thể tìm mua ở tiệm thuốc Tây). Tiếp đến, bạn cho lê vào nồi hấp cách thủy khoảng 30 phút rồi cho bé ăn 2 lần mỗi ngày.

Món này có tác dụng bổ phổi, tiêu đờm, trị sổ mũi và ho thông thường.

Gặp bác sĩ trong trường hợp nào?

– Trẻ dưới 2 tuổi, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi để kiểm tra nếu bé có biểu hiện chảy nước mũi kéo dài kèm theo chứng bú kém, bỏ ăn.

– Trẻ ở tuổi lớn hơn, cần đưa trẻ đi thăm khám khi trẻ có biểu hiện chảy nước mũi kèm theo sốt cao trên 38.5 độ hoặc ho nhiều. Nếu đợt sổ mũi kéo dài trên 2 tuần và dịch mũi của trẻ có màu vàng kèm mùi thối, trẻ cần được kiểm tra ngay vì đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng và cần đượcđiều trị bằng kháng sinh. 

Đánh giá bài viết

Bình luận (0)

Kinh nghiệm dân gian trị sổ mũi cho trẻ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *