Khi nào nên cắt amidan ở người lớn, ở trẻ em?

Ở người lớn và trẻ em nếu mắc bệnh viêm amidan, vậy khi nào nên cắt amindan?

“Cứ ngỡ bệnh viêm amidan khi lớn lên sẽ không còn xuất hiện nữa. Nhưng nào ngờ, càng lớn các triệu chứng bệnh lại tái phát đáng sợ hơn khi nhỏ. Và nghe bảo cắt amidan chính là điều cấp thiết để giải quyết nhanh các triệu chứng do bệnh gây ra. Nhưng tôi không biết khi nào thì cần cắt amidan là hợp lý nhất.”

Thiên Minh (28 tuổi, nhân viên sale, Bình Tân – TPHCM)

Khi nào nên cắt amidan - nên cắt amidan khi nào

Các triệu chứng thông thường của bệnh viêm amidan thường không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nếu việc điều trị chậm trễ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như dưới niêm mạc xuất hiện nang mủ, sạn trong hốc amidan, thanh khí quản bị viêm, viêm xoang, viêm họng hạt hoặc viêm cơ tiếp, viêm khớp cấp,…

Nếu ở trẻ em, các biến chứng do viêm amidan có thể gây ra tình trạng rối loạn hô hấp như ngủ ngáy hoặc giọng nói bị ảnh hưởng, trẻ nhỏ phát âm giọng đục đục và ồm ồm. Hoặc bệnh cũng có thể gây cảm giác khó nuốt ở trẻ hay gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thể chất, tinh thần con trẻ. Chính vì vậy, người bệnh không nên lơ là trong việc điều trị bệnh và cắt amidan cũng là biện pháp duy nhất giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh.

Khi nào nên cắt amidan ở người lớn, ở trẻ em?

Cắt amidan là một trong những thuật ngữ kinh điển thường được dùng trong việc sử dụng dụng cụ như kéo hoặc dao để cắt amidan. Với sự tiến bộ trong kỹ thuật y học hiện đại, ngày nay phương pháp phẫu thuật cắt amidan  không còn giống như cắt amidan truyền thống nữa. Tuy nhiên, vì thói quen gọi tên nên người bệnh vẫn sử dụng cụm từ “cắt amidan” để chỉ biện pháp điều trị viêm amidan mới.

Theo bác sĩ, Nguyên Lâm (Chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, bệnh viện ĐH Y dược TPHCM) cho hay, ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng đều có thể cắt amidan. Tuy nhiên, ở những độ tuổi sau 4, tốt nhất là sau 10 mới nên cắt amidan. Bởi vì khi đó, amidan chưa phát triển, việc cắt amidan có thể gây giảm khả năng miễn dịch của trẻ và gây ảnh hưởng đến một số chức năng khác. Ngoài ra, lứa tuổi từ 45 – 50 tuổi trở lên cũng không nên cắt amidan. Bởi ở lứa tuổi này, amidan đã bị xơ hóa có thể gây ra nhiều biến chứng trong quá trình phẫu thuật như chảy máu kéo dài có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi tiến hành cắt amidan. 

Trường hợp người bệnh có thể cắt amidan 

Theo bác sĩ Nguyễn Lâm, trường hợp bệnh nhân được bác sĩ chỉ định cắt amidan khi:

  • Thuốc điều trị amidan không đạt kết quả: Người bệnh sẽ khám và điều trị amidan theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển sang giai đoạn xấu, mức độ viêm nặng và các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả tốt. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định cắt amidan để cải thiện và giảm thiểu các triệu chứng do bệnh gây ra.
Khi nào thì phải cắt amidan?
Khi nào nên cắt amidan cho trẻ?
  • Bệnh xuất hiện biến chứng: Trường hợp cắt amidan diễn ra khi bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như amidan bị phì to và gây cản trở đường thông của mũi và miệng dẫn đến tình trạng nghẽn đường mũi. Trẻ em bị viêm amidan trong trường hợp này có thể ngừng thở khi ngủ, quấy khóc hoặc cơ thể tím tái do thiếu oxy.
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe: Viêm amidan mãn tính nếu tái đi tái lại nhiều lần có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và gây ra một số biến chứng như làm tăng khả năng gây thấp khớp, viêm cầu thận, thấp tim,…

Ngoài ra, nếu viêm amidan có kèm theo các triệu chứng của các bệnh như viêm phế quản, viêm xoang, viêm tai giữa,… hoặc có một số trường hợp viêm amidan tái phát và không gây viêm nhưng lại ảnh hưởng đến đường thở và ăn uống. Lúc này, bác sĩ sẽ cho làm các thủ thuật xét nghiệm và quyết định có nên cắt amidan hay không.

Trường hợp không được cắt amidan

Bên cạnh các trường hợp có thể cắt amidan cũng có trường hợp bác sĩ khuyên không nên dùng đến biện pháp này, bởi có thể gây nhiều biến chứng.

  • Sau khi cắt amidan, sức đề kháng của bệnh nhân có dấu hiệu thuyên giảm và bệnh vẫn có dấu hiệu tái phát trở lại với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn trước khi cắt. Do đó, đối với trường hợp bệnh vừa mới phát hoặc ở mức độ nhẹ, bệnh nhân không nên cắt amidan.
  • Cắt amidan tuyệt đối không được sử dụng cho các trường hợp bệnh nhân viêm amidan kèm theo các bệnh lý như bệnh về tim mạch hoặc bệnh tăng huyết áp, rối loạn đông máu hoặc ưa chảy máu,…
  • Ngoài ra, cắt amidan chống chỉ định cho các trường hợp bệnh viêm nhiễm cấp tính tại amidan hoặc khi các triệu chứng của các bệnh mãn tính như viêm gan, tiểu đường, lao,… chưa được chữa trị ổn định.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai hay cho con bú cũng không nên cắt amidan.

Như vậy, bệnh nhân cụ thể đã biết chính xác câu trả lời cho câu hỏi khi nào thì phải cắt amidan. Để có được quyết định sáng suốt trong việc chữa trị bệnh, người bệnh nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Dựa vào kết quả chẩn đoán về tình trạng cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn hợp lý nhất.

BTV: Thiên Thiên

➥ Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá bài viết

Bình luận (0)

Khi nào nên cắt amidan ở người lớn, ở trẻ em?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *