Hướng dẫn cách rửa mũi cho bé an toàn

Thời tiết thay đổi đột ngột rất dễ làm bé bị mắc các bệnh về đường mũi, họng. Vào những lúc như thế, mẹ cần giữ vệ sinh mũi thường xuyên cho bé để phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh xâm nhập gây hại sức khỏe của trẻ. Vệ sinh mũi là khâu quan trọng giúp trẻ phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp, song chỉ khi rửa mũi đúng cách thì chất nhờn, dị vật… trong xoang mũi mới bị loại bỏ.

Khi trẻ có dấu hiệu sổ mũi, mẹ nên rửa mũi ngay cho trẻ để loại bỏ bớt vi khuẩn, vi trùng trong xoang, giúp mũi trẻ thông thoáng và dễ thở hơn.

Hướng dẫn cách rửa mũi an toàn cho trẻ

– Đầu tiên, mẹ hãy trải miếng lót chống thấm lên bàn hoặc giường và đặt bé nằm nghiên phía trên. Đặt một tay giữ nhẹ phần đầu của trẻ để trẻ không giãy giụa.

– Tiếp đến, mẹ lót vài tấm khăn xô dày lên phần cổ và đầu của trẽ để nước rửa mũi có thể thấm vào đó.

– Nếu trẻ chỉ bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng, mẹ có thể rửa mũi cho trẻ ngay lập tức. Trường hợp dịch mũi đặc, kèm theo rỉ mũi dính trong hốc mũi thì mẹ có thể nhỏ khoảng 2-3 giọt nước muối sinh lý vào 1 bên mũi, đợi một lúc sau cho nước muối thấm vào làm mềm rỉ mũi thì dùng tay nhẹ nhàng day mũi bé để rỉ mũi mềm bong ra.

– Đặt miệng lọ nước muối (chọn chai có đầu tròn) phía trên lỗ mũi của trẻ, bóp nhanh để nước muối đi vào trong và chảy từ từ sang lỗ mũi bên kia. 

– Sau khi xịt xong hết lọ nước muối, mẹ có thể dùng đèn pin rọi vào khoang mũi của trẻ và kiểm tra xem dịch còn lại nhiều hay ít, có thể tiếp tục xịt thêm nước muối nếu thấy dịch mũi và rỉ mũi ra chưa hết.

– Dùng khăn vải mềm nhẹ nhàng lau sạch mũi , miệng cho trẻ, trấn an  vài phút nếu trẻ khóc, tiếp tục quy người trẻ sang bên còn lại và thực hiện tương tự với mũi kia.

– Nếu dịch mũi quá đặc không chịu trôi ra, mẹ có thể dùng dụng cụ hít mũi để hít hết dịch và rỉ mũi ra cho con. Song, không nên lạm dụng đồ hít mũi vì cách này có thể làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. 

 Những lưu ý cần nhớ khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh:

– Mẹ cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi rửa mũi cho trẻ.

– Kiểm tra qua đầu lọ nước muối, đảm bảo đầu lọ không có bất kỳ gờ, cạnh sắc nhọn nào có thể làm tổn thương trẻ.

– Không bóp nước muối quá mạnh tay, không nên dùng xi lanh để rửa mũi cho trẻ vì có thể gây áp lực lớn lên niêm mạc mũi. Thay vào đó, mẹ nên sử dụng dụng cụ rửa mũi có đầu ống tròn, mềm để đảm bảo an toàn cho trẻ. Trường hợp bắt buộc phải  dùng đến xi lanh thì mẹ nên quấn thêm 1 miếng gạc mỏng ở đầu xi lanh để đảm bảo an toàn khi rửa mũi cho con.

– Với trẻ lần đầu rửa mũi, trẻ có thể không chịu hợp tác nên thường tìm cách giãy giụa, quấy khóc, trường hợp này mẹ nên bình tĩnh, thực hiện đúng theo thao tác đã được hướng dẫn hoặc có thể nhờ người hỗ trợ giữ bé để trẻ không bị sặc khi bơm nước muối rửa mũi.

– Nên rửa mũi lúc bé đang còn thức và rửa trước khi ăn.

– Không lạm dụng xịt mũi quá nhiều lần (chỉ nên rửa mũi từ 2-5 lần mỗi ngày), nhất là khi trẻ bị viêm mũi khiến mũi rát và khô, lớp niêm mạc bị tổn thương và mất đi độ ẩm.

THÔNG TIN THÊM:

Đánh giá bài viết

Bình luận (0)

Hướng dẫn cách rửa mũi cho bé an toàn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *