Bị hắt hơi sổ mũi có phải bị cảm cúm không?

Thắc mắc của bạn đọc : Bị hắt hơi sổ mũi có phải bị cảm cúm không?

Chào bác sĩ!

Mấy ngày nay tôi thấy rất mệt mỏi, thường xuyên bị hắt hơi và kèm theo sổ mũi nữa. Trong người tôi luôn có cảm giác ớn lạnh, đầu thì đau và nóng hâm hâm nhưng chưa phải là sốt. Xin hỏi bác sĩ như vậy có phải tôi bị cảm cúm không? Tôi phải làm gì để mau hết bệnh? Mong bác sĩ cho lời khuyên! 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hắt hơi, sổ mũi liệu có phải là bệnh cảm cúm?

Tư vấn:

Chào bạn! Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng nhờ chuyên mục tư vấn thắc mắc của mình. Về câu hỏi của bạn “bị hắt hơi sổ mũi có phải bị cảm cúm không?” chúng tôi xin được giải  đáp như sau:

Theo như trong thư bạn mô tả thì bạn đang có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, kèm theo cảm giác ớn lạnh, đau đầu thì nhiều khả năng bạn đã bị nhiễm virus cúm. Bên cạnh những biểu hiện bạn đang gặp phải thì bệnh cảm cúm còn gây ho, đau họng, sốt, nhức mỏi cơ thể, buồn nôn hoặc nôn ói, mất cảm giác ngon miệng, chảy nước mắt hoặc cũng có thể gây tiêu chảy. Thông thường các triệu trứng trên sẽ dần thuyên giảm và tự khỏi sau 1-2 tuần. 

Khi bị cảm cúm nhiều người thường nghĩ ngay đến việc sử dụng thuốc kháng sinh, tuy nhiên biện pháp này không được khuyến khích bởi các loại thuốc này hầu như không có tác dụng đối với virus gây cảm cúm. Bệnh nhân thường được chỉ định các loại thuốc làm giảm nhẹ các triệu chứng trong giai đoạn tiến triển nặng của bệnh. Cụ thể là:

  • Nếu bạn bị đau đầu, đau họng, sốt: Có thể sử dụng thuốc giảm đau như Acetaminophen hay Paracetamon…
  • Trường hợp bị sổ mũi, nghẹt mũi: Cần sử dụng đến thuốc nhỏ hay thuốc xịt  để làm thông thoáng đường thở
  • Nếu bị ho: Bạn có thể dùng siro ho hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian có tác dụng trị ho như chanh đào ngâm mật ong, tắc chưng đường phèn…

Ngoài ra bạn thực hiện tốt các biện pháp tự chăm sóc tại nhà cũng là một giải pháp góp phần kiểm soát cảm cúm, bạn cần thực hiện những điều sau:

  • Uống đủ nước: Nước sẽ giúp làm loãng dịch nhầy và hạ sốt. Do vậy bạn nên uống ít nhất từ 6-8 ly nước lớn một ngày. Có thể uống nước lọc, nước trái cây hay ăn nước canh đều tốt.

  • Giữ phòng ngủ được thoáng mát, sạch sẽ. Nếu trời lạnh hãy đóng cửa sổ lại để tránh gió lùa, ngược  lại nếu trời quá nóng bạn cần dùng đến máy làm ẩm không khí để niêm mạc mũi và họng bớt tiết chất nhày.
  • Súc họng bằng nước muối ấm 3 – 4 lần/ ngày có tác dụng sát khuẩn và làm dịu cổ họng.
  • Bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Một số loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, dâu tây, bưởi… sẽ rất tốt cho bạn khi bị cảm cúm.

Cũng xin lưu ý đến bạn rằng virus cảm cúm có thể lây lan rất nhanh qua đường giao tiếp thông thường khi bạn ho hay hắt hơi. Để tránh lây nhiễm cho người khác bạn không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân ( ly uống nước, chén đũa ăn cơm, với các thành viên khác trong gia đình. Dùng tay che miệng khi hắt hơi hoặc ho và rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn ngay sau đó.

Qua thông tin trên có lẽ bạn đã biết hắt hơi sổ mũi có phải bị cảm cúm không? cũng như các triệu chứng nhận diện và cách xử lý khi bị cảm cúm. Hy vọng chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn mau lành bệnh!

Đánh giá bài viết

Bình luận (0)

Bị hắt hơi sổ mũi có phải bị cảm cúm không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *